Hướng dẫn chăm hoa lan hồ điệp lâu tàn

lan hồ điệp lâu tàn

Làm sao để hoa lan hồ điệp lâu tàn?

Hoa lan hồ điệp là giống lan có hoa lâu tàn nhất và dễ dàng nở hoa ở nhiều điều kiện khác nhau. Do vậy theo các nước ở Châu Âu lan hồ điệp luôn được coi là một món quà của tình yêu. Lan hồ điệp còn tượng trưng cho sự sáng trong sung túc. Do vậy lan hồ điệp lâu tàn được xem là một điều hỷ.

Lan hồ điệp không rực rỡ, không nồng nàn nhưng với nhiều cốt cánh, dù trồng ở đâu khi nở hoa cũng thu hút mọi ánh nhìn bởi vẻ đep quý phái sang trọng của hoa. Còn theo phong thủy phương Đông lan hồ điệp mang đến sự may mắn sung túc cho gia đình, như Nhật Bản lan hồ điệp còn tượng trưng cho Hoàng Gia, được coi là biểu tượng của sự giàu có.

lan hồ điệp

Do vậy khi đặt một chậu lan hồ điệp trong nhà trong năm mới sẽ tượng trưng cho sự sung túc, giàu sang và phú quý trong năm tới. Nhưng làm sao để có được một chậu lan nở đẹp như ý muốn. Điều này sẽ vô cùng đơn giản nếu bạn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa đơn giản sau:

Kỹ thuật chọn chậu trồng lan hồ điệp

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp đem lại cho cây sinh trưởng phát triển tốt thì yếu tố chọn chậu cây để trồng cũng khá quan trọng. Trước hết cần phải chọn chậu trồng phù hợp với kích thước cây, đừng chọn chậu to quá. Nếu muốn cây mau ra hoa nên chọn chậu vừa phải để tránh cây phát triển nhiều lá mà không chịu ra hoa. Nếu là chậu đất nung thì rất tốt, nhưng bạn phải ngâm chậu trong nước cho chậu ngấm no nước rồi mới trồng cây; nếu là chậu nhựa có thể trồng cây luôn.

Kỹ thuật trồng hoa lan cho người mới trồng lan

Chuẩn bị than

Than trồng lan hồ điệp phải đốt từ củi. Ưu điểm của than khi trồng lan hồ điệp là 5-6 năm mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Một số loại côn trùng trong đó sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than đã hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng. Nhược điểm than giữ chất muối và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước cho giá thể không bị mặn.

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp

Đầu tiên, phần than củi, bạn để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu), sau đó cho 1 lớp mỏng sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu rồi cho cây đứng với tư thế mong muốn. Tiếp đến cần cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm, không cần nén chặt nhưng vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đứng sau đó tưới nước luôn cho cây.

Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn…xung quanh.

Trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa hoa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.

Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.

lan hồ điệp

Chăm sóc

Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt nhưng cần phải tránh ánh sáng trực tiếp. Lan hồ điệp cần độ ẩm từ 50-80%. Nếu độ ở môi trường có độ ẩm thấp hơn, người trồng có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Người chơi hoa phải đảm bảo cây phải luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho loài cây này rất quan trọng và người chăm cây nên thực hiện một cách cẩn thận.

Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài, vì vậy người chăm cây cần thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, một là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng, hai là giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ cây phát triển tốt. Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm, mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa Xuân.

Lan Hồ Điệp là loại lan thích ở trong chậu mới. Tuy nhiên không nên thay chậu khi cây đang ra bông. Nên chú ý, khi các đầu rễ đã thối đen hoặc cây có triệu chứng mốc (mùi hôi) thì cần phải sang chậu. Lan hồ điệp không thích chậu quá lớn.

Sâu bệnh

Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất : Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.

Kỹ thuật kích thích ra hoa

Hoa lan hồ điệp tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, bạn có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa. Thỉnh thoảng việc làm này cũng có thể cho một cụm hoa mới, mà nó có thể xuất hiện trong vòng 9 tháng. Phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa già và có màu nâu. Nhưng, nếu cuống hoa còn màu xanh, bạn có thể cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành cắt bỏ dài khoảng 10-12cm. Điều này có thể giúp hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần.

Cách xử lý khi lan hồ điệp héo lá, thối rễ

Kỹ thuật cắt tỉa khi rễ cây bị hỏng

Nếu rễ cây bị hỏng nhiều, gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước trong bầu cây để cắt rễ thối, cắt bỏ toàn bộ các rễ bị thối hoặc dập gãy. Bôi vôi, keo vào vết cắt, bỏ ít xốp vào đáy chậu.

Cây bị cắt gần như hết rễ nên rất khó đứng vững trong chậu. Dùng một thỏi xốp hình chữ nhật, đặt vào chính giữa gốc cây, cho cây lên cục xốp đó. Buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.

Để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô khoảng ba ngày sau thì tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần. Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H… thật loãng, tỉ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày.

Khoảng 1-2 tuần sau, các rễ mới nhú ra, đợi khi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớp đất vào. Sau 1-2 tháng cây phát triển ổn định trở lại, bón phân, tưới nước bình thường.

Hướng dẫn thay chậu hoa lan Hồ Điệp (có hình ảnh)

Farmvina mong rằng với những kinh nghiệm trên, bạn sẽ biết cách giúp hoa lan hồ điệp lâu tàn.

Chậu hoa lan Hồ Điệp: Làm sao để cắm cho đẹp?

lan hồ điệp

Chậu hoa lan Hồ Điệp: Cắm sao cho đẹp, đơn giản

Trước đây, Farmvina hầu hết hướng dẫn bạn cách trồng hoa lan và chăm sóc chúng sao cho thật khoẻ đẹp. Hôm nay, chúng tôi tiến thêm một bước, đó là bày bạn cách cắm chậu hoa lan Hồ Điệp sao cho thật đẹp, thật bắt mắt. Đặt một chậu hoa lan ở phòng khách hay bàn làm việc sẽ tạo nên điểm nhấn sang trọng pha chút lãng mạn cho căn phòng hay ngôi nhà của bạn. 

 Ý NGHĨA CỦA HOA LAN HỒ ĐIỆP

Không đơn thuần mà hoa lan lại được nhiều người quý và được tôn vinh là loài hoa quý phái. Nếu như lan Ngọc Điểm được xem là “bá chủ” của hoa lan thì trong mắt những người yêu cây kiểng lan Hồ Điệp chính là nữ hoàng của loài hoa này, khi nở rộ cánh hoa mở ra trông rất giống một cô bướm lung linh.

Không chỉ như vậy mà lan Hồ Điệp được nhiều người ưa chuộng, mà chúng còn có sức sống rất mãnh liệt và sau khi hoa tàn có thể trồng lại và chăm sóc, dễ đâm chồi mới chứ không như một số loài hoa khác chỉ dùng được một lần rồi “vứt đi”.

Cắm hoa chỉ đẹp thôi thì chưa đủ, mà nó phải mang lại nhiều ý nghĩa bình an cho gia đạo trong những ngày đầu năm, hoa lan cũng thế. Vậy, một chậu hoa lan Hồ Điệp như thế nào là đẹp và ý nghĩa? Đối với những ai đã chơi lan lâu năm thì không dám “múa rìu qua mắt thợ”, nhưng với một số bạn mới chơi thì nên tham khảo một số điều sau đây để có được chậu hoa đẹp ý nghĩa hơn.

chậu hoa lan hồ điệp

A. SỐ LƯỢNG CÀNH ĐỂ CẮM VÀO CHẬU HOA LAN HỒ ĐIỆP

Với những người chơi hoa theo phong thủy thì việc lựa chọn số lượng cành để cắm vào chậu là khá quan trọng. Bởi những con số mang nhiều ý nghĩa khác nhau nên khi cắm hoa cần lưu ý. Cụ thể nếu lưu ý bạn sẽ thấy họ thường chọn các số 1,3,6,8,9,13,16… Vậy ý nghĩa của chúng là gì? Số 1 = Sinh / Số 3 = Tài / Số 6 = Lộc / Số 8 = Phát / Số 9 = Trường Cửu / Số 13 = Sinh Tài / Số 16 = Sinh Lộc. Tuyệt đối không có số 4 (Tử) và 7 (Thất). Nếu bạn không tin vào phong thủy thì việc chọn số cành như vậy cũng giúp việc cắm hoa tạo dáng dễ dàng hơn.

B. LỰA CHỌN MÀU SẮC HOA THEO PHONG THỦY

Châu hoa lan Hồ Điệp thường có 5 màu chủ đạo: trắng tinh khôi, trắng đốm, vàng, tím, hồng. Cũng như số cành, màu sắc của hoa cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

  • Hoa lan trắng: Mọi vật đều bắt đầu từ màu trắng. Đó là sự khởi đầu, là những gì đầu tiên nhất. Có lẽ vì thế mà màu trắng được xem như biểu tượng của sự trong sáng, hồn nhiên, là những gì thuần khiết và giản dị nhất. Nên dù ở bất kì nơi đâu, màu trắng cũng có được cái nhìn thiện cảm.
  • Hoa lan vàng: Đây là màu tượng trưng của thành công và sự giàu sang phú quý. Cảm giác màu vàng mang lại ngay từ cái nhìn đầu tiên chính là sự nhẹ nhàng dễ chịu. Đó cũng là lý do dễ hiểu vì sao với người phương Tây màu vàng là màu mang lại sự may mắn và hạnh phúc.

Tuy nhiên, một số người cho rằng đây là màu của sự phản bội nên khi cô dâu chú rể chụp hình tránh dùng những bó hoa màu vàng.

  • Hoa lan tím: Trái ngược với màu vàng, màu tím là tượng trưng cho sự thủy chung. Nó có thể phù hợp với mọi người, mọi lúc mọi nơi.
  • Hoa lan hồng: Là màu của tình yêu và sự lãng mạn. Đây là màu đặc biệt được dành riêng cho phái nữ. Nên nếu bạn đang có ý định tặng quà cho bạn gái vào dịp Valentine năm nay thì đây cũng là ý tưởng mới lạ, tạo nên sự khác thay vì hoa hồng như bao người khác.
  • Ngoài ra bạn có thể kết hợp các màu lại với nhau để chậu hoa bớt đơn điệu và ý nghĩa hơn. Ví dụ: màu trắng với màu tím để tượng trưng cho sự sung túc.

C. CHỌN CHẬU HOA LAN HỒ ĐIỆP THÍCH HỢP

Sao khi chọn được số cành và màu sắc ưa thích, tiếp theo là cần một cái chậu to hay nhỏ phù hợp. Theo kinh nghiệm cho thấy chậu hoa càng đơn giản về màu sắc và họa tiết thì càng nổi bật vẻ đẹp vốn có của lan Hồ Điệp. Tốt nhất là hãy chọn chậu trơn màu trắng để khi cắm không bị rối mắt.

D. CHUẨN BỊ PHỤ KIỆN CẮM HOA

Nếu các loài hoa khác cần nhiều phụ kiện rườm rà thì hoa lan Hồ Điệp không cần phải “câu nệ” phần này. Những gì bạn cần làm là một cây chống đứng (hoặc miếng xốp hoặc xơ dừa) để cố định cành, một cây ti để uốn cành, một ít cỏ thảm để phủ lên bề mặt chậu vừa có tác dụng giữ ẩm, vừa có tác dụng trang trí cho chậu hoa.

E. TẠO DÁNG VÀ BỐ TRÍ CHẬU HOA LAN HỒ ĐIỆP

Tùy theo ý tưởng của mỗi người và nơi trung bày mà uốn cành khác nhau, có thể cắm hoa xòe đều về nhiều hướng hay cùng xòe về một hướng để tạo nên cảnh tượng “đàn bướm” nhiều màu sắc đang khoe sắc trong ngày lễ Tết. Lưu ý khi uốn cành, nhớ làm nhẹ tay vì cành hoa lan rất giòn dễ gãy nếu mạnh tay. Có thể dùng chỉ, dây ni-lông buộc nhẹ hoặc dùng keo trong để cố định cành vào thanh sắt uốn.

Nếu bạn làm một chậu to, hãy làm theo dạng phân tầng để các nhánh có thể vươn ra và cần sự hỗ trợ của nhiều người để định hình hoa. Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu một số cách chăm sóc lan Hồ Điệp để cây tốt và hoa nở lâu hơn bạn nhé.

chậu hoa lan hồ điệp

“Về thăm thành phố náo nức mùa xuân,

Ba lô trên lưng mang theo nhánh lan rừng.

Có người chiến sĩ, áo vương bụi đường xa,

Đi giữa dòng người qua phố phường đông vui.

Nhánh lan rừng đã nở những cánh hoa trăng xinh,

Lung linh trong ánh nắng hoa tươi như nụ cười trên đôi môi của anh.

 

Nhớ lúc chiến đấu khi dừng chân bên bờ suối vắng,

Thấy nhánh lan rừng lá bỗng xanh trên cành cháy khô, gợi lên lời hát trong tâm tư người lính trẻ,

Gió mưa không phai tàn loài hoa trăng phong lan.

Những lúc tiếng súng đạn tạm im nghe dòng suối hát,

Lấy nhánh lan rừng khoe với nhau khi nào nở hoa.

Dù cho đời lính chinh chiến qua nhiều gian khổ,

Vẫn hẹn ngày trở về trọn vẹn bao ước mơ.

 

Về thăm thành phố náo nức mùa xuân,

Ba lô trên lưng đơn sơ nhánh lan rừng.

Với quà biên giới, anh sẽ tặng người thân, ánh mắt nụ cười quên tháng ngày xa xôi.

Chúc anh người lính trẻ xuân đến muôn ý thơ xuân đi trong mơ ước,

Như hoa kia vẫn nở bên nhánh lan rừng.

——————————————-Nhánh lan rừng / Tg: Thế Hiển”

4 loại bệnh thường gặp trên hoa lan hồ điệp

lan hồ điệp

Thối lá lan hồ điệp

Khi lá bị thối, thường có dấu hiệu một vết có thể là đậm hay nhạt hơn mầu của lá cây. Lá cây chỗ đó thường mềm nhũn, có mùi và có thể loang to ra. Lấy dao hay kéo sắc tốt hơn cả là lấy lưỡi lam cắt bỏ lui vào phía trong chỗ thối chừng 2 phân hay cắt bỏ hẳn chiếc lá. Dao hay kéo cần phải khử trùng trước và sau khi cắt để đề phòng bệnh lây lan sang cây khác. Vết cắt cần được khử trùng như đã nói ở trên. Sau đó để cây ở chỗ thoáng gió và phun thuốc Physan 20. Pha 1 thìa súp với 4 lít nước.

Thối ngọn lan hồ điệp

Bệnh thối ngọn cũng giống như thối lá nhưng ở mức độ rộng lớn hơn và trầm trọng hơn. Ngọn cây cần phải cắt bỏ giống như bệnh thối lá. Vào mùa Xuân những mầm non của lan Cymbgidium, Cattleya và Dendodrobium và ngọn cây Vanda, Renanthera, Phalaenopsis thường hay bị thối vì nước đọng qua đêm v.v… Ta phải cắt tới khi nào không còn vết đen trong thân cây. Lấy cây ra khỏi chậu, rửa sạch rồi ngâm cây trong 4 lít nước có pha một thìa súp Physan 20 trong 15-20 phút. Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm trong nước có chất sát trùng. Và để vào nơi rợp mát và thoáng gió.

Thối rễ

Khi bị thối rễ, cây lan không hút được nước cho nên lá bị nhăn nheo. Cần phải cắt bỏ hết rễ thối, rửa sạch rồi ngâm toàn cây vào nước có Physan 20 như trên. Sau đó để hơi khô rồi cho vào bao nylon, cột kín lại và để vào chỗ rợp mát. Khi nào thấy cây ra rễ mới dài chừng 2 phân đem ra trồng lại với vật liệu mới như đã nói ở trên.

Nấm

Khi bị nhiễm nấm lan thường có những chấm nhỏ mầu đen hay mầu nâu trên lá và lá cây trở thành mầu vàng. Thoạt đầu ở mặt dưới lá sau đó hiện lên mặt trên rồi dần dần loang to ra. Phải cắt một phần hay toàn thể chiếc lá và phun thuốc như bị bị thối lá.

Lưu ý khi trồng lan hồ điệp

Khi cây lan bị bệnh, nên vứt bỏ những vật liệu trồng lan và ngay cả những chậu và que cọc giữ cây.
Cách 7-10 ngày phải phun thuốc diệt trừ mầm bệnh, liên tiếp trong thời gian 1 tháng.

Ngoài Physan 20 ra chúng ta có thể dùng (Daconil) Garden Disease Control Stop and Prevents over 130 diseases do hãng Ortho chế tạo với liều lượng 2 thìa cà phê cho 4 lít nước. Nhưng thuốc này để lại những vết trắng trên lá phải một thời gian mới rửa sạch được.

Tưới nước cho hoa lan Hồ Điệp như thế nào?

tưới nước cho hoa lan hồ điệp

Tưới nước cho hoa lan hồ điệp ra sao?

Trong bài viết này, Farmvina sẽ hướng dẫn bạn tưới nước cho hoa lan hồ điệp. Lan hồ điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn bạn có thể dùng màn che, nhưng thỉnh thoảng việc làm này có thể gây ra nấm bệnh. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong một cái bát có chứa sỏi hay đá cuội và nước. 

Bạn phải đảm bảo cây phải ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho những cây này là quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Vào mùa hè, bạn có thể tưới nước cho cây khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, khoảng 10 ngày tưới một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa, vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể dẫn đến sự thối lá. Lan Hồ Điệp không thích đọng nước trên lá qua đêm. Nếu để đọng nước trên lá như vậy lá của nó có thể bị nhiễm bệnh.

Hồ Điệp không thích bị khô giữa hai kỳ tưới nước giống như một số loại lan khác. Một số loại lan giữa 2 lần tưới cần có 1 khoảng thời gian khô ráo. Theo kinh nghiệm cho thấy, không cần tưới nước nhiều, 1 tuần không tưới cũng không chết được. Nhưng do Hồ Điệp rất thích ẩm nên rất dễ bị nấm, do đó phải thường xuyên phun thuốc phòng nấm.

tưới nước cho hoa lan hồ điệp

Vì thế, cách tốt nhất là tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng (giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than củi). Hồ Điệp ưa trồng trong giá thể có kích thước trung bình và ưa được trồng trong chậu chặt khít.

Một số hình ảnh hướng dẫn cách tưới nước cho lan hồ điệp:
tưới nước cho hoa lan hồ điệp
Bạn không nên để giá thể trồng lan hồ điệp quá khô rồi mới tưới nước. Luôn luôn để giá thể trồng lan hồ điệp vẫn còn ẩm trước khi tưới nước. Điều này thường là bảy đến mười ngày tùy theo mùa.
tưới nước cho hoa lan hồ điệp
 Bạn có thể ước lượng trọng lượng của chậu lan trước và sau khi tưới nước sẽ giúp bạn có thể xác định khi nào cần tưới nước cho lan hồ điệp
tưới nước cho hoa lan hồ điệp
 Nước tưới không nên quá lạnh có thể làm rụng nụ hoa lan
tưới nước cho hoa lan hồ điệp
 Ngâm giá thể trồng lan trong nước cho ướt hoàn toàn, tránh làm ướt lá lan hồ điệp
tưới nước cho hoa lan hồ điệp
Đảm bảo rằng bạn không để nước đọng lại trên lá, ngọn. Vì điều này sẽ gây thối rữa.
tưới nước cho hoa lan hồ điệp
Một số vấn đề có thể gây ra do tưới quá nhiều nước như: thối rữa rễ lan hồ điệp, cây héo và lá phong lan xuất hiện nhàu nát và nhăn.

Hướng dẫn thay chậu hoa lan Hồ Điệp (có hình ảnh)

lan hồ điệp

Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài. Điều đó có nghĩa là các bạn sẽ phải biết khi nào và làm như thế nào để thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, hoặc là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng hoặc giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ phát triển tốt

lan hồ điệp
Hướng dẫn thay chậu lan hồ điệp

Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm. Mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.

Chậu nhựa rõ ràng là lựa chọn tốt nhất để sử dụng vì ….
…. chậu nhựa cho phép bạn xem giá thể trồng lan ẩm ướt  có ẩm ướt không và cho phép bạn nhận thức được rễ lan có khỏe mạnh hay không.
Thay chậu cần phải tiến hành khi các chậu này đã đầy rễ không có chỗ để phát triển thêm, khi giá thể trồng lan đã cũ. Việc thay chậu lan hồ điệp thường là 2 năm 1 lần.

Khi thấy có một lá bên trong đang nổi lên từ trung tâm của cây lan hồ điệp, điều này chỉ ra sự bắt đầu của mùa sinh trưởng.

 

 

Và cắt bỏ tất cả rễ bị hư hỏng hoặc thối.
Sau khi bạn đã cắt rễ hư thối, cây lan hồ điệp sẽ trông như thế này.

 

 

 

Để giá thể vào khoảng 1/4 chậu, rồi sau đó ta đặt lan vào

 

 

 


Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.

Chúc bạn thành công và có vườn lan hồ điệp đẹp!

Cách xử lý khi lan hồ điệp héo lá, thối rễ

lan hồ điệp

Lan hồ điệp héo lá?

Lan hồ điệp ngày càng được nhiều người trồng hơn. Vì hoa nở màu đẹp và lâu tàn . Tuy nhiên, việc chăm sóc lan hồ điệp sau khi mua về trồng không hề đơn giản. Và tình trạng lan hồ điệp héo lá, bị vàng lá xuất hiện khá phổ biến. Việc này có thể là do bạn vừa thay chậu. Hoặc bạn vừa di chuyển lan hồ điệp của bạn đến một nơi mới, nó có thể không thích môi trường mới.

lan hồ điệp héo lá
Chăm sóc lan hồ điệp héo lá làm sao

Lan hồ điệp vàng lá do bị nấm:

Di chuyển lan hồ điệp của bạn đến một vị trí ẩm ẩm ướt hơn có thể tạo điều kiện sự phát triển nấm. Hoa lan hồ điệp đặc biệt dễ bị thối ngọn, thối rễ và cuối cùng lá. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên là chiếc lá vàng. Vì loại nấm này có thể giết chết lan của bạn trong vòng một vài ngày, bạn phải ngay lập tức loại bỏ nó để tránh lây lan bệnh, và sau đó nhúng nó trong dung dịch thuốc trừ nấm để cố gắng giết chết thối trước khi cây lan của bạn không chịu nổi nó. Áp dụng một loại thuốc diệt nấm cho vườn hoa lan của bạn để ngăn chặn thối ngọn trong tương lai. Bạn cũng nên tưới cho lan của bạn vào buổi sáng sớm, cho họ thời gian để khô trước khi đêm xuống để ngăn chặn nấm.

Vàng lá do nhận quá nhiều ánh sáng:

Nếu bạn vừa mới di chuyển lan hồ điệp đến một nơi có nhiều ánh nắng, lá vàng chỉ ra rằng nó nhận được quá nhiều ánh sáng. Ánh sáng mặt trời biến lá lan trở nên nhạt màu vì nó tẩy trắng các chất diệp lục trong lá của nó; Cuối cùng, bị cháy nắng thậm chí có thể để lại giòn, xuất hiện dấu hiệu cháy đen trên lá. Trong trường hợp này, di chuyển phong lan bạn đến một nơi mát mẻ hơn là một trong những cách duy nhất để cứu nó.

Ngoài ra, bạn sẽ làm gì khi thấy lan hồ điệp có biểu hiện héo rũ, thối nhũn vì úng nước. Trước hết cần lấy cây lan hồ điệp này ra khỏi chậu ngay lập tức. Bạn dùng nước rửa bát rửa cây cho sạch. Lấy dao hay kéo hơ lên bếp lửa để khử trùng hoặc dùng lưỡi dao cạo mới để cắt bỏ hết rễ thối, lá vàng và cành hoa.
lan hồ điệp héo lá
Lan hồ điệp có dấu hiệu bị héo lá

Tình trạng lan hồ điệp bị héo lá thường là do một số nguyên nhân sau:

1. Do nhện cắn phá (Dấu hiệu: Các lá lan bị vàng và một số nụ hoa có màu vàng, héo dần và rụng). 

2. Lá lan hồ điệp vàng là do quá trình lão hóa bình thường (mà thường là một trong những lá ở rất dưới cùng), hoặc nếu có nhiều hơn một lá lan bị vàng do có  quá nhiều ánh sáng hoặc quá ít phân.  Thử phân bón và giữ phong lan xa ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

6 bước xử lý tình trạng lan hồ điệp héo lá, thối rễ tiếp theo như sau: 

  1. Bạn dùng bột quế, bột diêm sinh hay thuốc diệt trùng, diệt nấm rắc lên trên các vết cắt và rễ cây.
  2. Sau đó cho vào bao nylon, bịt kín lại rồi treo vào chỗ ấm và rợp mát. Khoảng 3 – 4 tuần sau, cây bắt đầu mọc rễ.
  3. Khi rễ dài chừng 3 – 4cm đem ra trồng với vỏ thông, than củi hay vỏ dừa loại trung bình (Đem ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ trước khi trồng).
  4. Ngưng tưới nước 2-3 tuần và chỉ phun sương.
  5. Sau đó, mỗi tuần tưới cây lan 1 lần, tưới đi tưới lại cho thật sũng nước để nước ngấm vào trong lõi vỏ cây.Nếu là mùa hè nắng nóng, có thể tưới 2 lần /tuần, mùa đông 10 ngày tưới 1 lần.
  6. Chỉ bón phân khi cây lan hồ điệp đã hồi phục mạnh và ra rễ, mỗi lần chỉ bón 1 thìa càphê phân, hòa với 4 lít nước, tuyệt đối không bón phân quá mạnh sẽ làm cháy đầu rễ.

Thời gian thay chậu tốt nhất là vào mùa xuân hoặc khi hoa vừa tàn, tối thiểu 3 năm thay 1 lần.