Bón phân trồng địa lan đúng cách ra sao?

bón phân trồng địa lan

Bón phân trồng địa lan đúng cách như thế nào?

Địa lan là loại hoa lan rất cần nhiều chất dinh dưỡng, nó cũng như nhiều loại cây trồng khác là cần có các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali, lưu huỳnh canxi magiê, hydro cacbon, oxy và các nguyên tố vi lượng như Fe, Mg, Zn, Cu, Mo, Bo… Bài viết này, hãy cùng tác giả Phạm Tiến Khoa nghiên cứu cách bón phân trồng địa lan nhé!

Trong đó các nguyên tố như C, H, O được lấy từ không khí, các chất khác phải được bổ sung từ bên ngoài. Bởi vậy, kỹ thuật trồng địa lan trong việc bón phân cho hoa lan hợp lý là rất cần thiết, nó làm cho cây sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh và cho nhiều hoa mầu sắc rực rỡ… Bón quá nhiều phân dẫn đến thối rễ, bón phân không đủ phát sinh rất nhiều bệnh dẫn đến cây sinh trưởng phát triển không bình thường.

https://caykieng.farmvina.com/trong-dia-lan/

Tác dụng của các nguyên tố chính đến việc bón phân trồng địa lan và triệu chứng khi thiếu chất

Nguyên tố

– Đạm

+ Tác dụng: Là chất cấu thành protein diệp lục, men, đường, vitamin và chất ức chế sinh trưởng thực vật.

+ Triệu chứng khi thiếu chất: Sinh trường chậm, rễ dài nhưng ít rễ phụ, lá vàng, phiến lá hẹp, cứng, nếu nặng cố thể bị khô héo. Biểu hiện ở hầu hết các bộ phận của cây.

– Lân

+ Tác dụng: Là một trong những thành phần chủ yếu của acid hữu cơ, chất béo, một số loại men tham gia vào quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng trong tế bào, thúc đầy ra hoa, kết quả, tăng khả năng chống chịu.

+ Triệu chứng khi thiếu chất: Lá nhỏ, mầu xanh sẫm, cây ít này mầm, ít rễ và ngắn, biểu hiện ở nhiều bộ phận của cây.

– Kali

+ Tác dụng: Là chất hoạt hóa của một số loại men, thúc đẩy sự trao đổi chất của protein, tăng sự kết dính của nguyên sinh chất và hiệu suất quang hợp, tăng sức chống chịu, chống đổ

+ Triệu chứng khi thiếu chất: Lá già, đuôi lá, mép lá bị vàng và khô, lá xuất hiện các đốm nâu lá non mềm, rễ ít và gầy yếu.

– Lưu huỳnh

+ Tác dụng: Là một trong những thành phần tạo thành protein, thúc đẩy sự sinh trưởng của cây lan

+ Triệu chứng khi thiếu chất: Biểu hiện cây sinh trưởng chậm, lá hẹp, cứng, màu vàng. Nghiêm trọng có thể dẫn đến khô héo và biểu hiện trên cá lá non lẫn lá già

– Magiê

+ Tác dụng: Là một trong những yếu tố tạo thành diệp lục và là chất hoạt hóa trong một số men, tăng khả năng chống chịu.

+ Triệu chứng khi thiếu chất: Thiếu Mg lá già bị vàng, gân xanh, thể hiện rõ màu xanh vàng.

– Kẽm

+ Tác dụng: Là thành phần của men trong cơ thể thực vật, có khả năng thúc đẩy quang hợp hô hấp và hình thành gluxit và diệp lục, tăng khả năng chống chịu.

+ Triệu chứng khi thiếu chất: Hiện tượng thiếu kẽm thường biểu hiện trên lá già, chất kích thích sinh trưởng trong địa lan giảm, lá non nhỏ, gân lá hóa vàng hoặc có những đốm nhỏ, hoặc có biểu hiện những vân đặc biệt.

– Canxi

+ Tác dụng: Canxi có khả năng làm cho nguyên sinh chất có dạng keo là một trong những nguyên tố cấu thành màng tế bào, thúc đẩy địa lan ra mầm non, tăng khả năng hút của rễ

+ Triệu chứng khi thiếu chất: Thiếu canxi lá non sinh trưởng kém, hoặc biến dạng, sức đề kháng kém, mặt dưới lá trắng, sau đó trở thành mầu nâu rồi khô chết, rễ non ngắn, nhỏ.

bón phân trồng địa lan

– Bo

+ Tác dụng: Bo thúc đẩy sự vận chuyển Gluxit, xúc tiến quang hợp, tăng khả năng chống chịu.

+ Triệu chứng khi thiếu chất: Thiếu Bo, cây ngừng sinh trưởng, điểm sinh trưởng chuyển dần thành mầu vàng và khô chết.

– Sắt

+ Tác dụng: Sắt là nguyên tố tạo thành nhiều loại men hô hấp của hoa lan, thúc đẩy sự hô hấp của cây

+ Triệu chứng khi thiếu chất: Thiếu sắt lá già biểu hiện bình thường, lá non vàng hoặc xanh nhạt.

– Mangan

+ Tác dụng: Mn có liên quan đến hoạt động của nhiều loại men, là chất hoạt hóa của men tham gia vào quang hợp, chuyển hóa đạm và gluxit và thúc đẩy quá trình oxy hoá
+ Triệu chứng khi thiếu chất: Thiếu Mn giống như thiếu sắt, lá vàng hoặc xanh nhạt.

– Molipden

+ Tác dụng: Mo có tác dụng tăng hút đạm, tăng hoạt tính của acid photphoric, và vận chuyển gluxit, tinh bột, giảm nhẹ sự mất màu xanh của cây do thừa Mg Zn Cu hoặc thiếu sắt trong giá thể.

+ Triệu chứng khi thiếu chất: Thiếu Mo giữa gân lá mất màu xanh, mép lá khô héo, thường xuất hiện đốm màu vàng hoặc màu da cam to nhỏ khác nhau.

– Đồng

+ Tác dụng: Là chất có tác dụng quan trọng đối với phản ứng oxy hóa, thúc đẩy sự hình thành của diệp lục, tăng tính chống chịu

+ Triệu chứng khi thiếu chất: Thiếu đồng cây bị mất màu xanh, mầm non bị chết, lá non héo, hoa không tươi, có mầu tối.

Phân bón dùng cho trồng địa lan gồm phân hữu cơ và vô cơ. Phân hữu cơ là loại phân tổng hợp có đầy đủ các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. Các loại phân hữu cơ thường dùng là khô dầu, khô hạt cải, khô hạt bông, hạt đay, bột cá, bột xương, than của xương… Các loại phân trên được hòa tan trong nước, lắng lọc rồi pha loãng 5-10 lần để sử dụng.

Chẳng hạn như khô dầu được hòa tan vào nước nóng 8-10 lần, đậy nắp lại nguyên 20-30 ngày hoặc các loại phân hữu cơ có thể đem trộn với đất sét nặn thành viên để cho lên men, khô rồi nghiền thành bột tạo thành phân khô dễ sử dụng và an toàn. Người chơi lan có kinh nghiệm đưa hỗn hợp khô đậu, khô dầu, bột xương, bột cá nhạt, bã mía theo tỷ lệ 1:4:1:2:2 vào chum, đổ nước vào ngâm đậy nắp và dùng 2 lớp nilong bịt kín để trong bóng râm hoặc đặt xuống đất lấp đến 70% độ cao của chum và cứ 3 tháng mở ra đảo 1 lần, sau 1-2 năm sau sẽ lên men triệt để, đem phơi khô, cắt thành miếng và dùng bón cho lan.

Thành phần hữu hiệu của một số loại phân hữu cơ (%) giúp ích cho việc trồng địa lan

Loại phân

Khô đậu: Đạm (N) = 6-6,7 – Lân (P2O5) = 1-1,5 – Kali (K20) = 2-2,3

Khô dầu: Đạm (N) = 5-4,2 – Lân (P2O5) = 2-2,7 – Kali (K20) = 1 -1,2

Bột xương: Đạm (N) = 4-4,2 – Lân (P2O5) = 20-24 – Kali (K20) = 0

Bột cá: Đạm (N) = 7-8,2 – Lân (P2O5) = 5-63 – Kali (K20) = 0,3-0,5

Phân vô cơ còn gọi là phân hóa học: các phân hóa học thường dùng là Urê, Nitratkali (KNO3), CaO, sunfat magie (MgS04)…. dễ sử dụng, nhưng phải hết sức cẩn thận, tránh để rơi vào nõn lá, nhất là cây con làm thối lá. Những năm gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều loại phân hữu cơ thương phẩm hiệu quả tốt đối với cây hoa lan, nên được sử dụng rộng rãi.

Chăm sóc địa lan (Cymbidium) như thế nào?

chăm sóc địa lan

Cách chăm sóc địa lan sau khi đem về.

Khi đi mua địa lan để trồng dù là cây đã ra hoa hay cây còn nhỏ đều phải làm rõ lai lịch để biết cách chăm sóc địa lan. Địa lan cần hoàn chỉnh, nhiều lá, lá tươi, thân già phình to, sinh trưởng khỏe. Cây trồng trong chậu nên chọn cây già tươi tốt, không phải cây mới trồng, cũng không phải tàn lụi hoặc đã lâu chưa phục tráng. Không mua những cây yếu, cây bệnh, trần trụi và lai lịch không rõ ràng, do vậy khi mua phải xem xét kỹ thân, lá và hoa để có thể dễ dàng có cách chăm sóc địa lan sau khi đem về.

Bộ rễ của lan phải hoàn chỉnh khỏe mạnh, rễ choán đầy chậu, nếu thấy rễ có mầu đen, cỏ nấm mốc thì cây địa lan đó không tốt. Phần rễ ngoài chậu phải có mầu xanh, không biến thành mầu đen, không sâu bệnh. Nếu như rễ cây địa lan đã bò ra ngoài, chứng tỏ chậu địa lan quá nhỏ mà chưa đổi chậu.

https://caykieng.farmvina.com/trong-dia-lan/

Nếu như một bộ phận của rễ chuyển sang màu vàng, tức là cách chăm sóc địa lan chưa đúng, như tưới nước quá nhiều hoặc đọng nước tổn thương đến rễ hoặc giá thể quá chua, cần phải thay chậu, thay giá thể.

Thân giả phải to khoẻ, dày, màu xanh, thân giả có hơi tróc vỏ cũng không sao. Nhưng đặc biệt không được có mầu đen, thối rữa và sâu cắn, không có nấm bệnh ký sinh. Hoa chính là bộ phận chính của địa lan nên phải xem xét kỹ lưỡng, loài địa lan tối thiểu phải có 10 bông, loài nhiều hoa có 20-30 hoa.

Có rất nhiều giống địa lan, mầu hoa đa dạng, có mầu đỏ, phớt đỏ, tím đỏ, xanh, vàng, trắng… tùy theo ý thích của từng người mà chọn, cần chú ý đến màu sắc và hình dáng của hoa, tiếp đến là số lượng của hoa và cành hoa khoẻ mạnh, cánh hoa dầy, tầng cutin óng ánh, hoa tươi sáng, đẹp.

chăm sóc địa lan
Bạn đã biết cách chăm sóc địa lan chưa?

Cách chăm sóc địa lan: Nơi trồng địa lan và thiết bị

Điều kiện trồng hoa lan ở gia đình có thể cải tạo để nuôi trồng lan hoặc làm giàn che nắng cho lan hoặc tạo phòng ẩm nhỏ. Thiết bị chỉ cần một máy làm ẩm và máy hút không khí. Thực tế chỉ cần chỗ nào thông thoáng khí, có ánh sáng là được không nên để mưa rơi thẳng vào chậu và sử dụng một số biện pháp chọn chậu, chọn đất, phòng sâu bệnh sẽ có được cây khỏe mạnh và hoa nhiều.

Khi trồng lan trên giàn thì cần đủ ánh sáng và thông thoáng, nhưng vẫn có nhược điểm là không khí khô giữ ẩm khó. Nên làm giàn hướng Đông, cũng có thể chọn hướng Nam. Đặt hướng Đông, cây được tiếp xúc với ánh nắng ban mai, lại tránh được nắng chiều, đặt hướng Nam phải cải tạo một chút như giá đặt chậu thò ra ngoài cho thông thoáng vừa tránh được nhiệt độ bức xạ của tường, giá hoa ở phía Tây cần che nắng bằng lưới, bằng tre nứa, buổi chiều 4 giờ lại phải gỡ ra, buổi sáng 9 giờ đưa giàn che lên. Trên giàn đặt chậu đựng đầy nước. Mùa hè cần dội nước lên ngói kê chậu, tạo độ ẩm phù hợp với địa lan, đồng thời kết hợp dùng giá thể tơi xốp giữ ẩm tốt cho lan, tưới nước cho lan đúng lúc và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lan theo định kỳ như vậy địa lan sẽ nhiều hoa lá. Nếu như có điều kiện có thể làm phòng ẩm, giàn che lớn hoặc nhà trồng lan thỏa mãn yêu cầu sinh trưởng của hoa lan.

Phòng ẩm có thể là kính ni lông PC hoặc sợi xenlulo. Làm bằng kính chiếu sáng tốt, bền và dễ bảo vệ nhưng giữ nhiệt kém. Tấm PC hoặc sợi xenlulo, giữ nhiệt tốt, nhưng chiếu sáng kém, hơn nữa cũng dễ hỏng do nắng và mưa acid. Trong phòng có thể dùng lưới che nắng 1-2 lớp, sao cho độ chiếu sáng từ 7,000-30.000 lux là thích hợp, các tấm lưới có thể di chuyển một cách dễ dàng, tiện cho việc điều tiết ánh sáng.

Trong phòng cũng cần có quạt và hệ thống phun nước tự động, bóng điện và thùng chứa nước. Quạt có tác dụng làm cho không khí lưu thông và giữ nhiệt trên bề mặt lá, vị trí lắp quạt nên cách cây lan 30-35 cm, tốc độ gió duy trì 1,2 m/giây. Quạt đẩy gió làm tăng thêm sự trao đổi không khí trong và ngoài, không khí đối lưu tốt hơn, tần suất 3-5 phút thay đổi không khí một lần.

Máy phun mù chủ yếu làm thay đổi độ ẩm, giảm nhiệt độ, thường là được phối hợp với những thiết bị khống chế độ ẩm hoặc là phun theo thời gian quy định, có thể đặt máy phun mù dưới giá hoặc giữa lối đi. Thiết bị khống chế độ ẩm là loại máy phun mưa tự động đóng mở, nên lắp ở phía trên lá của hoa lan với cự ly 50-100 cm, tốt nhất là chỗ mà quạt có thể thổi đến. Hệ thống phun nước tự động phần lớn lắp trên giàn để tránh ống dẫn đọng nước.

Có thể lắp thêm bóng đèn để duy trì độ chiếu sáng khoảng 7.000 lux trong phòng, mỗi ngày phải được chiếu trên 5 giờ, cần chú ý không để ánh sáng tập trung chiếu một chỗ, làm tăng nhiệt độ cục bộ.

chăm sóc địa lan
Liệu chăm sóc địa lan có khó không?

Cách chăm sóc địa lan: Chậu hoa và giá thể

Địa lan thuộc loại cây cao to, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng nhanh, nên thường phải dùng loại chậu có lỗ dưới đáy và xung quanh và độ lớn phù hợp, hình dáng chất lượng hài hoà, thoát khí, thoát nước tốt.

Chậu mới phải ngâm cho thấm nước, chậu cũ phải rửa cho sạch sẽ. Có người cho rằng nên dùng chậu to và chứa nhiều giá thể, như vậy sẽ chứa nhiều dinh dưỡng, thực tế đây là nhận thức sai.

Đúng là chậu to sẽ chứa được nhiều giá thể, nhưng do hàng ngày, cách chăm sóc địa lan rất phức tạp, tưới ít nước giá thể không đủ ẩm, tưới nhiều dễ bị thối rễ. Cách chăm sóc địa lan tốt nhất là đặt cây vào chậu ướm thấy vừa bộ rễ là được. Sự hài hòa giữa chất lượng và hình dáng là chậu phải thông thoáng, thẩm thấu tốt, chậu cao, miệng hơi rộng, đáy nhỏ.

Trong thực tế thường dùng chậu đất nung thoát nước, thông khí tốt nhưng không đẹp, không sạch, nếu dùng nhiều lần khó tiêu độc, nặng, dễ vỡ và khó vận chuyển đi xa. hơn nữa thành chậu dễ hấp thụ nhiệt, dễ làm tổn thương rễ bởi vì rễ cây lan sau khi trồng nhiều năm thường bám vào thành chậu.

Chậu nhựa là loại được dùng nhiều trong những năm gần đây, giá rẻ, sạch sẽ và đẹp, thoát nước, thoát khí nhưng đồ nhựa dễ bị lão hóa nhanh. Chậu sành sứ nhất là loại chậu giữ ẩm tốt, thoáng khí, ít dẫn nhiệt, bên trong sạch sẽ, mầu sắc đẹp, mỹ quan dùng để trồng lan tốt nhưng giá hơi cao.

Giá thể là phần rất quan trọng của trồng lan. Những vật chất thường dùng để trồng địa lan là rêu tươi, hạt sứ, vỏ dừa, gỗ mục, gạch vỡ, vỏ cây, than củi, than trân châu. Rêu tươi, rêu nước có khả năng hút nước tốt, tơi xốp. Trước khi dùng đem ngâm nước 24 giờ sau đó vắt kiệt nước. Nên trộn lẫn rêu tươi với gạch vỡ để đạt hiệu quả cao.

Nhưng rêu chóng mục và thường chỉ dùng được 2 năm phải thay giá thể khác. Hạt sứ thường làm từ đất có lỗ như tổ ong, thường có mầu xám đỏ, nhiều kích cỡ không lẫn tạp khuẩn, giữ được nước, thông thoáng khí, thấm nước, tạo môi trường tốt cho rễ sinh trưởng, không có hiện tượng làm thối rễ.

Hạt sứ thấm nước rất tốt, khả năng giữ nước trung bình, dùng nó để trồng lan, không sợ rễ bị thối, khi thấy hạt sứ bên trên bạc trắng phải tưới nước ngay. San hô thuộc loại trung tính giữ được nước và dinh dưỡng có thể dùng nhiều lần.

Các loại vỏ cây khác như: Nhãn, vỏ thông đỏ, cần phải cắt thành khoanh tròn đường kính 0.5 – 1.5 cm, chia thành 3 loại; to, vừa và nhỏ. Trước khi sử dụng phải đem ngâm nước 2-3 ngày, vỏ cây được ngâm nước có khả năng hút nước tốt, có lỗ hổng to, nên rất thích với sinh trưởng của địa lan, có thể dùng được 3 – 4 năm.

chăm sóc địa lan
Hướng dẫn bạn chăm sóc địa lan hiệu quả

Ngoài ra cũng có thể dùng ngói vỡ, than củi, gạch vỡ có đường kính 0,5 – 1,5 cm hoặc đem trộn với rêu tươi, vỏ cây hoặc dùng riêng cũng được. Giá thể cho trồng lan tại gia đình thường là trộn mùn với vỏ dừa theo tỷ lệ 40 – 50% vỏ dừa, 30% rêu tươi, 30% đá hoặc 40% vỏ dừa, 40% than bùn* 20% đá dăm.

Tất cả các loại giá thể trước khi dùng phải điều chỉnh pH = 5,5 và khử trùng hoặc đem phơi nắng vài ngày hoặc khử độc bằng hơi nước hoặc phun thuốc khử trùng, sau khi phun dùng ni lông đậy kín lại 1-2 ngày và sau 10 ngày có thể dùng được, cũng có thể dùng chất diệt khuẩn Fooc ma lin nhưng phải để 15 ngày sau mới dùng được hoặc đưa vào nhà đông lạnh để diệt khuẩn khử trùng khoảng một tuần lễ trong nhiệt độ thấp. Rêu tươi là vật thể sống cho nên không được xử lý bằng khử trùng.

Năm 2006, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu một số loại giá thể cho trồng địa lan. Kết quả đã thu được như sau:

Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng đẻ nhánh của địa lan

Vỏ tách nhựa TQ

– Số nhánh mới = 17.
– Số giả hành mẹ = 19.
– Tỷ lệ đẻ nhánh = 0,89.

Vỏ tách nhựa VN

– Số nhánh mới = 16.
– Số giả hành mẹ = 19.
– Tỷ lệ đẻ nhánh = 0,84.

Vỏ chưa tách nhựa

– Số nhánh mới = 12.
– Số giả hành mẹ = 18.
– Tỷ lệ đẻ nhánh = 0,67.

Vỏ thông được tách nhựa đã ảnh hưởng tốt đến khả năng đẻ nhánh của địa lan bởi vì trong vỏ không còn chứa dầu thông, làm cho chất dinh dưỡng và nước thẩm thấu vào vỏ thông và được vỏ giữ lại cung cấp cho lan sinh trưởng.

Trong khi đó đối với vỏ thông chưa được tách nhựa thì nhựa thông đã ngăn cản sự hấp thụ nước và dinh dưỡng là nguyên nhân làm lan sinh trưởng kém. Cây địa lan ở vỏ thông tách nhựa đã có tỷ lệ đẻ nhánh cao hơn hẳn lan chưa tách nhựa, nhưng giữa hai loại giá thể được xử lý tách nhựa cây địa lan có tỷ lệ đẻ nhánh tương đương nhau do vậy hoàn toàn có thể sử dụng vỏ thông của nước ta đã qua tách nhựa làm giá thể cho địa lan.

Việc xử lý tách nhựa khỏi vỏ thông làm tương đối đơn giản, bằng cách cho vỏ thông vào hấp cách thủy trong thời gian 6 giờ, nhiệt độ cao và hơi nước sẽ làm cho nhựa trong vỏ thông bay hơi, tạo ra vỏ thông có khả năng hấp thụ tốt nước và dinh dưỡng để cung cấp cho hoa lan.

Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng chiều cao của địa lan

Vỏ tách nhựa TQ

– Tháng 2 = 8,6 cm.
– Tháng 3 = 14,4 cm.
– Tháng 4 = 21,9 cm.
– Tháng 5 = 33,8 cm.
– Tháng 6 = 46,1 cm.

Vỏ tách nhựa VN

– Tháng 2 = 8,4 cm.
– Tháng 3 = 14,3 cm.
– Tháng 4 = 20,6 cm.
– Tháng 5 = 33,2 cm.
– Tháng 6 = 45.7 cm.

Vỏ chưa tách nhựa

– Tháng 2 = 8,2 cm.
– Tháng 3 = 13,7 cm.
– Tháng 4 = 19,6 cm.
– Tháng 5 = 28,2 cm.
– Tháng 6 = 39.5 cm.

Qua số liệu thu thập được cho thấy sự khác biệt về chiều cao giữa các công thức vỏ thông đã được xử lý với công thức vỏ thông chưa qua xử lý.

Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng bộ lá địa lan

Vỏ tách nhựa TQ

– Tháng 3: Dài = 6,6 – Rộng = 1,3.
– Tháng 4: Dài = 14,6 – Rộng = 1,5.
– Tháng 5: Dài = 24,5 – Rộng = 1.6.
– Tháng 6: Dài = 35,7 – Rộng = 1,7.

Vỏ tách nhựa VN

– Tháng 3: Dài = 6,7 – Rộng = 1,3.
– Tháng 4: Dài = 14,8 – Rộng = 1.5.
– Tháng 5: Dài = 24,3 – Rộng = 1,6.
– Tháng 6: Dài = 36,0 – Rộng = 1.7.

Vỏ chưa tách nhựa

– Tháng 3: Dài = 5,8 – Rộng = 1.2.
– Tháng 4: Dài = 12,9 – Rộng = 1.3.
– Tháng 5: Dài = 20,2 – Rộng = 1,4.
– Tháng 6: Dài = 30,3 – Rộng = 1.5.

Qua bảng số liệu cho thấy sử dụng giá thể vỏ thông chưa qua xử lý có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với hai công thức sử dụng vỏ thông đã qua xử lý. Như vậy việc rút tách nhựa vỏ thông trước khi dùng làm giá thể cho địa lan là cần thiết cho cây và giá thể do Việt Nam rút tách nhựa có khả năng thay thế giá thể vỏ thông Trung Quốc.

Cách chăm sóc địa lan: Trồng vào chậu và thay chậu

Cây địa lan trước khi đem trồng phải đem rửa sạch và khử trùng, cắt tỉa. Cây địa lan được rửa bằng nước sạch, chờ cho ráo nước rồi cắt đi thân giả không lá, rễ bị bệnh, cây cong, rễ quá già vàng khô, lá bệnh và những bẹ lá khô. Cây địa lan sau khi mua về bao giờ cũng có thân giả không lá, nếu như 1-2 cây mọc liền nhau, hãy chọn giữ lại 1-2 thân giả tươi không lá. Nếu là 3 cây mọc liền nhau hãy cắt bỏ toàn bộ thân giả không lá. Khi cắt tránh làm tổn thương đến mầm và chóp rễ, các bộ phận cắt bỏ ra cần gom lại đem đốt để phòng lây lan bệnh. Sau khi cắt tỉa đưa vào khử trùng, tùy từng điều kiện mà chọn loại thuốc, phương pháp và cách chăm sóc địa lan phù hợp, có thể dùng loại thuốc diệt nấm như Benlate, Ridomil 0,1% để ngâm rễ khoảng 10 – 15 phút, cũng có thể ngâm bằng thuốc tím 0,1%, sau 10 – 15 phút đem rửa bằng nước sách, để ráo nước đem trồng. Đối với cây địa lan bị bệnh, đem ngâm khoảng 120 phút vào dung dịch thuốc khử trùng. Nếu có côn trùng ký sinh vào đem ngâm vào thuốc trừ sâu dễ diệt trứng, diệt sâu.

Nếu như thấy có vết bệnh hoặc nghi ngờ có bệnh phải xử lý trước khi trồng. Sau khi xử lý thuốc bảo vệ thực vật phải rửa bằng nước sạch để ráo nước đem trồng.

Căn cứ vào độ lớn của cây địa lan mà chọn chậu có miệng chậu và độ cao thích hợp, số lỗ thoát nước ở đáy chậu, thành chậu phải đảm bảo thoát nước và không khí lưu thông. Lỗ thoát nước ở dưới đáy được đậy bằng một miếng ngói to, sau đó đưa các giá thể có kích cỡ to vào trước (1 – 1,5 cm) với độ cao bằng 1/4 – 1/3 độ cao của chậu, cho dễ thoát nước.

Các lỗ bên cạnh có thể dùng vỏ cây, rêu…nhét vào, rồi đưa giá thể có kích cỡ nhỏ vào ở giữa cao hơn và xung quanh thấp hơn. Sau đó đặt cây địa lan giống vào, tránh cho rễ tiếp xúc với thành chậu mà được trải ra, một bên thân giả già đặt dựa vào thành chậu, phía có mầm non quay vào giữa chậu, để có không gian cho cây mọc sau 3 năm. Nếu như có nhiều thân giả và có một mầm trở lên, hãy cố gắng đặt thân giả vào giữa, mầm non xoay ra phía ngoài, khi đã đặt xong cây giống tiếp tục đưa dần giá thể vào trong chậu, cho đến độ cao nhất định, có thể nhấc nhẹ cây giống lên vỗ nhẹ vào thành chậu làm giá thể nén chặt xuống, rễ được trải ra.

Làm như vậy vài lần cho đến khi giá thể lấp hết 1/3 thân giả mới thôi, tiếp đó dùng tay ấn nhẹ xuống để cho giữa chậu cao hơn xung quanh một chút. Không nên trồng quá dày, làm cho thân giả bị chết ngạt và mầm non bị chết úng. Thông thường sau khi trồng xong cần phủ một lớp rêu hoặc sỏi trên mặt chậu, giữ cho mặt chậu sạch sẽ và không bị ô nhiễm khi tưới nước. Cây trồng xong được đặt ở chỗ có ánh sáng tán xạ với nhiệt độ 20-25°C, không thể quá cao hoặc quá thấp. Việc tưới nuớc sau khi trồng phụ thuộc vào kích cỡ và trạng thái ẩm của giá thề, nếu như giá thể nhỏ ẩm ướt thì không cần tưới nước, chỉ cần dùng bút lông quét sạch bụi trên lá, sau một tuần thì tưới ít nước và trên nguyên tắc giữ cho cây không bị khô, chờ đến khi nào nẩy mầm và rễ dài 2-3 cm thì chính thức tưới nước.

Nếu tưới quá sớm sẽ làm cho cây bị thối. Nếu gặp thời tiến oi bức, có thể phun nhưng không được để nước chảy vào giữa lá. Nếu như giá thể bị khô sau khi trồng phải tưới nước ngay và tưới cho đẫm. Nếu rễ của cây còn ít quá, sau khi trồng khó giữ được chắc và bị đồ do gió, rễ non và mầm non dễ bị tổn thương nên phải làm giàn để buộc cây vào. Sau trồng 3 năm nếu như cây quá to, nhiều rễ giá thể bị mục nát phải thay chậu ngay.

Thời vụ trồng địa lan không nghiêm ngặt, nhưng thay chậu và tách cây nên làm vào mùa Đông Xuân, sau khi hoa nở mầm non chưa nhú, ngoài ra có thề tiến hành vào mùa Thu. Ở thời kỳ này dinh dưỡng tương đối tập trung, cây có khả năng chống bệnh tốt, không ảnh hưởng đến đợt hoa về sau. Mùa hè nhiệt độ cao cây địa lan dễ bị rữa nát mùa Đông cây phục hồi chậm, không phù hợp cho thay chậu và tách cây.

Khi thay chậu cần nhẹ nhàng đặt nghiêng chậu để lấy giá thể ra khỏi chậu lan. Nếu như cây lan đã trồng nhiều năm, rễ mọc đầy chậu, không thể lấy cây ra được, chỉ có cách đập nhẹ để cho vỡ chậu, lấy cây ra tránh làm tồn thương rễ. Cây địa lan sau khi đưa ra khỏi chậu gỡ bỏ giá thể chú ý không làm tổn thương mầm, rễ và nhất là chóp rễ. Nếu như giá thể bám quá chặt có thể đem xối nước sau đó mới cắt tỉa, tách cây. cắt bỏ rễ thối, cong, gãy hoa sót lại lá khô lá bệnh và thân giả không lá. Nếu như thân giả còn chắc mập vẫn còn mầm ngủ có khả năng nẩy mầm, có thể giữ lại đưa vào phòng ẩm để thúc mầm.

Sau khi cắt tỉa xong đưa cây vào khử trùng. Các vết cắt có thể dùng lưu huỳnh, bột than củi bôi khử trùng. Rễ cây lan sau khi xử lý và rửa rễ bị gẫy cho nên chưa thể trồng ngay được mà đưa vào chỗ râm mát cho nước, khi nào rễ mầm ra dễ uốn hãy đem trồng. Cây sau khi trồng đưa vào chỗ râm mát, hạn chế tưới nước mà chỉ phun nước vào lá. Lượng nước tưới và ánh sáng được tăng dần cùng với sự sinh trưởng của cây, đồng thời bón phân định kỳ bảo đảm dinh dưỡng cho nhu cầu sinh trưởng.

Trồng địa lan trang trí vườn. Tại sao không?

trồng địa lan

Trồng địa lan tại nhà

Trồng địa lan: Ngoài những loài phong lan, còn có một số loài địa lan chúng ta có thể trồng dưới đất. Có nhiều loài trong số đó có thể trồng thành công trong vườn ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, và có một số loài có kiểu lá trông rất bắt mắt.

Một số thích nghi với điều kiện phơi nắng hoàn toàn, một số khác thì ưa bóng râm nhẹ, song tất cả đều có thể trồng thành luống hoặc trong chậu, cho ta chất lượng tốt, song lưu ý dù trồng trên luống hay trên đất thì cũng cần phải thoát nước tốt. Ở Hoa kỳ có một vài thương hiệu về loại đất trồng như MetroMix, ProMix và các nhãn hiệu khác nên chọn cho việc trồng địa lan.

Đối với những luống mà có nhiều ánh sáng mặt trời thì bạn có thể trồng spathoglottis, enpidendrum có thân màu đỏ và arunda (người ta gọi lan tre – baboo orchid). Nếu như bạn cắm cọc cho một số lan leo như terete Vanda thì cũng phát triển tốt trong điều kiện này. Đối với những luống có chút bóng râm, thì loài phaius là một lựa tốt. Loài sobralias trông cũng đẹp lắm mặc dù hoa của chúng mau tàn, chì được một hai ngày thôi. Tất cả các loài lan này cần phải được bón phân thường xuyên. Loại phân chậm tan như Osmocote cũng là một lựa chọn thông minh.

Những khảo cứu khác

Tất nhiên, bạn có thể trồng địa lan trong chậu hoạc ghép lên cây trong vườn nhà bạn để tạo điểm nhấn. Một khi cây lan của chúng ta ra hoa, bạn cũng có thể di chuyển chúng đến những nới nào mà bạn cảm thấy chúng có thể phô diễn hết vẻ đẹp của chúng. Khi di chuyển thì bạn cũng đừng quên mùi hương của nó nhé.

Loài Brassavola nodosa (còn có tên là “thiếu phụ đêm”) có thể cho chúng ta hương thơm trong vườn về ban đêm. Xin nhớ là không đặt chúng nơi có ánh sáng khi mặt trời đã lặn, bởi vì còn ánh sáng là chúng không tỏa hương. Nhiều loài lan ra hoa vào mùa xuân như những loài Dendrobium rụng lá (khi chuẩn bị ra hoa) như Den. superbum, Den. pierardii, Den. primulinum, Den. parishii và những cây có họ với nó, đó là những loài có hương rất thơm. Một số loài lan lớn, chẳng hạn như dendrobium, grammatophyllum và các loài khác có thể gây ấn tượng tốt một khi trình bày chúng trong những cái tủ kính mỹ thuật.

Khi đêm trở lạnh, cần phải lưu ý bảo vệ các cây lan. Một số loài Cattleya và Den drobium có thể không gặp vấn đề gì, ngay cả khi nhiệt độ xuống còn 50oF, nhưng nếu ở nhiệt độ đó mà kèm theo gió thì các bạn phải tìm cách mà bảo vệ cây lan. Một số loài lan ưa khí hậu ấm cần phải được bảo vệ, bằng cách phủ hoặc quấn quanh nó những vật liệu kiểu như áo khoác cũ, khăn tắm chẳng hạn. Cũng có thể bạn dùng nhiều lớp giấy báo để chống rét cho nó, bên ngoài quấn một lớp ny-lon, nhớ cột lại để gió không thổi bay lớp chắn gió cho chúng.

Những người trồng lan ở vùng khí hậu lục địa (đặc biệt như nam California chẳng hạn), cần phải lựa chọn loài lan một cách cẩn thận; nhiều loài lan lai tạo trồng ở nam Florida không thích hợp với vùng có khí hậu mát, ẩm ướt vào mùa đông. Tốt nhất là chọn loài lan không có kỳ nghỉ dài và khô vào mùa đông, trừ phi bạn đặt cây lan vào trong một cái tủ (dùng để trồng lan) hoặc trồng bằng cách treo, dễ di chuyển vào mùa đông ẩm ướt. Những loài lan cần ẩm độ quanh năm (như hầu hết các loài Vanda), sẽ dễ xử lý cho thích hợp với sự chênh lệch nhiệt độ lớn./.

KHUYẾN CÁO VỀ MỘT SỐ LOÀI LAN TRỒNG ĐỂ TRANG TRÍ

Dưới đây là một số loài lan nổi tiếng để trồng trang trí sân vườn tại miền nam Florida. Thực ra có nhiều loại, song đây là những loài dễ kiếm.

Loại thích nghi với khí hậu bốn mùa

Đối với những loài lan có thể ra hoa quanh năm trong môi trường có nắng quanh năm (ít nhất thì cũng có một số giờ nắng hoàn toàn trong ngày), thì không loài nào có thể tốt hơn loài Vanda semiterete (loại lá gập), chúng có thể thích nghi với các điều kiện dưới nắng mặt trời. Trong vùng khí hậu á nhiệt đới của chúng tôi, thời điểm thích hợp nhất là vào mùa thu, khi mà mặt trời ở thấp hơn và nhiệt độ cũng mát mẻ hơn. Để vào mùa xuân, các cây lan sẽ đứng dưới ánh sáng mặt trời suốt cả ngày. Bạn đừng lo lắng quá nếu như lá cây lan bị cháy một chút lúc ban đầu; sau đó thì chúng sẽ thích nghi. Chúng ta có thể trồng chúng trong chậu hoặc ghép chúng vào những cây cọ cao, loài Vanda cho ta hoa có nhiều màu sắc từ màu sáng đến màu tùng lam.

Loài Spathoglotis thích hợp khi trồng thành luống dưới ánh nắng mặt trời hoàn toàn hoặc bán phần, và khi chúng đã phát triển thì chúng lập tức ra hoa quanh năm. Ngay cả khi chúng chưa phát hoa thì lá của chúng cũng đã đẹp rồi. Spathoglotis plicata là loài dễ kiếm và hoa của nó có màu hồng hoa oải hương, cũng có khi là màu trắng dưới hình thức alba. Cũng có loài cho chúng ta hoa màu vàng và các giống lai tạo cho nhiếu sắc hoa khác nhau. Spathoglotis unguiculata ‘Grapette’ mà màu tím sẫm, hoa l5i có hương như hương bưởi. Lưu ý là một vài loài Spathglotis có hoa vàng là loài rụng lá, chúng rụng lá vào kỳ nghỉ của chúng.

trồng địa lan
Spathoglottis plicata

Brassavola nodosa có thể ra hoa bất kỳ thời gian nào trong năm, mặc dù mua ra hoa chính của nó là vào mùa thu và mùa đông. Vào ban đêm nó có mùi hương của men rượu. Loài phong lan này rất ưa thích được trồng ở nơi có  nhiều sáng, có thể ghép chúng vào một cây gỗ hoặc  vào mảnh vỏ cây.

Oncidium Gower Ramsey và các giống lai tương tự vậy phô diễn một cách tráng lệ vào hai hoặc ba lần trong năm. Đây là loài lan lai, chúng ưa trồng dưới bóng rầm có ánh sáng (râm nhẹ).

Một số loài Ascocenda của chúng ta cũng có thể ra hoa một sốn lần trong năm (một vài trường hợp chúng ra hoa từ 4 đến 6 lần). Chúng tôi khuyến cáo nên trồng các loài như Ascocenda Su-Fun Beauty ‘Orange Bell’, hoặc Ascocenda Udomchai ‘Sang’ để có hoa màu vàng như ánh đèn điện đến vàng cam. Nếu bạn thích loài có hoa màu đỏ, thì có loài Ascocenda Dong Tarn ‘Robert’. Lưu ý vào những giờ trưa nắng thì cần che bớt lại, nhưng cũng có thể bạn tự điều chỉnh và dùng phân bón làm sao để cho màu hoa là đẹp nhất./.

Sen đá chết: 7 nguyên nhân cơ bản

sen đá chết

Tại sao sen đá chết?

Vì sao sen đá chết là một câu hỏi rất phổ biến đối với những bạn mới chơi sen đá. Và nếu muốn tự đi tìm câu trả lời, bạn sẽ mất hàng tháng trời và sẽ có thêm vài cây phải chết.

 

TRƯỚC TIÊN, TÔI SẼ KỂ CHO BẠN NGHE VỀ SEN ĐÁ

Sen đá hay Hoa đá là cách gọi của người Việt mình, tên khoa học của chúng là Succulents, tức là toàn bộ những loại thực vật mọng nước. Thực vật mọng nước là tất cả các loại cây trữ nước ở thân, như vậy Sen đá, Xương rồng, Lô hội, Lưỡi hổ,… đều là thực vật mọng nước và có nhiều đặc tính giống nhau.

Nhưng vì sao thân của chúng lại trữ nước, và trữ nước để làm gì? Do có nguồn gốc từ những vùng khí hậu khô cằn như thảo nguyên, bán sa mạc và sa mạc, để thích ứng với nhiệt độ cao, thời kì khô hạn kéo dài nên buộc chúng phải tích trữ nước để sống. Đó cũng là lý do mà bạn chẳng cần tưới nhưng cây vẫn sống được từ 7 cho đến hơn 30 ngày hoặc nhiều tháng tuỳ loại.

https://caykieng.farmvina.com/cay-hoa-sen-ban-tay-sen-da/

Dựa vào nguồn gốc, chúng ta có thể kết luận chung rằng, Sen đá và các loại thực vật mọng nước khác đa phần đều có đặc tính giống nhau như ưa nắng, chịu hạn tốt. Ưa nắng tức là chúng thích tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày và không thích bóng râm, chịu hạn tốt do thân trữ nước nên chúng sẽ không cần nhiều nước như các loại cây khác.

Tuy nhiên, khả năng chịu nắng nóng, hay khô hạn của mỗi loại lại khác nhau, do có nguồn gốc từ những vùng khí hậu khác nhau trên Trái Đất. Những loài được thấy tại những nơi có khí hậu mát mẻ, khô ráo thì khả năng chịu nắng nóng của chúng sẽ kém, nhiều loài ở những vùng lạnh như châu Âu thì khả năng chịu nóng lại càng kém. Ngược lại, những loại có nguồn gốc ở những vùng khô nóng thì khả năng chịu nắng nóng sẽ tốt, nhiều loại lại sinh sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thì chịu hạn sẽ kém, đôi khi còn ưa nước. Thực vật mọng nước sinh sống ở rất nhiều nơi có khí hậu khác nhau trên thế giới, do vậy đặc tính của chúng cũng sẽ rất khác nhau.

Chốt lại, hãy chọn loại cây nào phù hợp nhất với khí hậu nơi bạn đang sống, để việc chăm sóc chúng trở nên dễ dàng nhất.

VÌ SAO SEN ĐÁ CHẾT?

Có 2 tác nhân lớn khiến cho sen đá chết: tác động từ thiên nhiên – tác động từ con người

Tác động từ thiên nhiên là khí hậu. Sen đá gần như bất tử trước thiên nhiên nơi nó sinh ra. Nếu nó sống ở một nơi nào đó không phù hợp với nó, nó sẽ chết, chỉ có thể là con người đã mang nó tới những nơi khác, và chỉ có tác động từ con người mới khiến sen đá chết.

Tác động từ con người chính là việc bạn trồng và chăm sóc nó như thế nào. Trồng khó hơn chăm sóc rất nhiều, nếu trồng không đúng cách, bạn chăm sóc đến mấy cây cũng sẽ chết. Và nếu chăm sóc loại sen đá nào không phù hợp với khí hậu bạn đang sống, thì có chăm sóc đến mấy cây cũng sẽ chết.

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến Sen Đá chết:

1. Trồng bằng đất không thoáng

Sen Đá chịu hạn tốt và rất dễ úng, do vậy việc trồng bằng đất không có độ tơi xốp và thông thoáng thì dù bạn tưới ít, sen đá vẫn có thể chết vì úng. Nên thay đất khi mới mua về do đất có sẵn chỉ phù hợp với khí hậu Đà Lạt hoặc các vùng có khí hậu khô ráo mát mẻ, những nơi có khí hậu nóng ẩm như Hà Nội nếu không thay đất, không sớm thì muộn cây của bạn sẽ chết. Hỗn hợp chất trồng phù hợp gồm sỉ than, phân bò, tro trấu, perlite… có thể trộn sỉ than (đã xử lý) + phân bò + tro trấu theo tỉ lệ 2-1-1.

Dải cát nhỏ lên mặt đất cũng khiến đất bị bí, do hạt cát nhỏ li ti sẽ lấp đầy những khoảng trống lưu thông không khí của đất, khi tưới đất sẽ lâu khô rất dễ úng nước, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển dẫn đến thối rễ.

2. Trồng vào chậu không có lỗ thoát nước hoặc các loại bình thuỷ tinh

Việc trồng sen đá vào những chiếc tách cafe, cốc nước hay bình thuỷ tinh không có lỗ thoát nước tuy rất đẹp mắt, nhưng lại khiến việc chăm sóc cây khó lên gấp nhiều lần, và đa phần cây sẽ chết. Việc này cũng tương tự như trồng vào đất không thoáng, dù tưới thế nào cây cũng sẽ dễ chết.

Nếu trồng vào bình thuỷ tinh (terrarium), ngoài hỗn hợp đất trồng cần thêm sỏi dưới đáy bình và quan trọng là cần 1 lớp than hoạt tính giúp hút ẩm và chống vi khuẩn phát triển gây thối rễ.

3. Trộn các loại sen đá với nhau hoặc trộn sen đá với cây khác

Để giúp một chậu Sen đá trở nên sinh động hơn, mọi người hay mix các loại sen đá với nhau, nhiều người còn mix sen đá với thường xuân hay fittonia nữa. Trên thực tế khi nhìn một chậu cây mix như vậy, không thể phủ nhận là rất đẹp, nhưng nếu bạn xác định chơi sen đá như hoa cắm, chỉ để tầm 1 tuần rồi vứt thì ok.

Sen đá có hàng trăm loại, mỗi loại lại có đặc tính khác nhau nên việc chăm sóc cũng sẽ khác nhau, chưa kể bạn mix những loại quá khác nhau lại thì kể cả một chuyên gia cũng khó có thể chăm sóc chúng. Đã thế nhiều bạn lại chọn những chậu sen đá được mix với những cây ưa nước như thường xuân hoặc fittonia… sen đá ưa nắng sợ tưới nhiều, fittonia sợ nắng và thích tưới nhiều, từ đó chúng ta tự suy luận ra kết cục của chậu cây đó sẽ thế nào…

Nếu muốn mix các loại sen đá với nhau, bạn phải có chút kinh nghiệm trồng và chăm sóc để có thể biết cách chọn những loại cây mix phù hợp với nhau và chăm sóc chúng.

4. Chọn các loại quá “đỏng đảnh” để chăm sóc

Đối với những bạn mới trồng loại cây này, chúng ta nên chọn những loại khoẻ, chịu nóng tốt để thích nghi với khí hậu nơi bạn đang sống, điển hình là Hà Nội và TP.HCM. Nhìn chung, những loại thân nhỏ, mỏng và mềm, màu sắc sặc sỡ, nhiều phấn… thường là những loại rất đỏng đảnh vì khả năng chịu nắng nóng rất kém. Khi ở khí hậu Đà Lạt mát mẻ, các loại này có thể thích nghi được và phát triển tốt, nhưng khi mang nó về những nơi nắng nóng, cây dễ bị sốc nhiệt mà chết do không thích nghi được với khí hậu quá khắc nghiệt.

Khi đã chăm sóc được những loại khoẻ và hiểu hơn về cây, bạn có thể thử chăm những loại “đỏng đảnh” hơn và nhắc lại vẫn phải là “sau khi đã chăm thành công được những cây khoẻ”.

5. Để trong nhà

Nhiều bạn mới mua và tập cách chăm Sen đá, khi mua ở ngoài hàng về thì được hướng dẫn chăm sóc bằng những câu như: “sống trong nhà tốt”, “không cần tưới nhiều đâu”, “dễ chăm lắm”… Như đã nói ở trên, Sen Đá có rất nhiều loại và chăm sóc khác nhau, có những loại bạn có thể đặt nó trong nhà vì không yêu cầu nắng nhiều, ngược lại có những loại không nên để trong nhà vì rất ưa nắng. Tuy nhiên, đa phần các loại Sen Đá nếu để trong nhà quá lâu, cây sẽ có biểu hiện xấu đi như cao ngổng lên, lá ngửa ra, màu sắc nhợt nhạt, thiếu sáng quá cây có thể bị rụng lá.

Nếu muốn trồng sen đá trong nhà, bạn nên chọn những loại yêu cầu ánh nắng ít, tuy nhiên vẫn nên đem cây ra ngoài phơi nắng thường xuyên để giúp cây luôn đẹp và khoẻ. “Cũng như người thôi, bạn thử bị nhốt trong nhà 1 tuần thì sẽ thế nào?”

Đó là còn chưa kể nhiều trường hợp “hãm hại” cây một cách có tổ chức: vừa trồng chậu không có lỗ, vừa trồng đất không thoáng khí, vừa trải cát lên mặt đất, đã thế còn mix sen đá với các loại cây khác và đặt trong nhà –  không chết thì cây của bạn cũng sẽ thoi thóp, tin tôi đi.

6. Chưa tìm hiểu kĩ về cây

Đây là lý do đầu tiên dẫn đến 5 nguyên nhân trên, do chưa hiểu biết về cây, nên bạn dễ bị nao lòng bởi những chậu sen đá màu mè sặc sỡ, và do chưa tìm hiểu trước khi mua nên bạn dễ tin hoàn toàn vào lời hướng dẫn qua loa của người bán. Tôi cũng đã từng như các bạn, và đó là lý do tôi viết bài này để chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm của mình.

7. Vi khuẩn, nấm bệnh và các loại sinh vật có hại

Bệnh tật là không thể tránh khỏi, cây có thể bị bệnh trước khi bạn mua về hoặc trong lúc bạn chăm sóc. Điều kiện để các loại vi khuẩn, nấm bệnh phát triển là do thời tiết và các dinh dưỡng có trong đất.

Vì vậy, để dễ dàng chăm sóc và không lo cây chết, những bạn mới tập chăm nên thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Chọn cây khoẻ và tự trồng

Khi mua cây, nên chọn những loại khoẻ để chăm sóc và tốt nhất là nên tự trồng. Đặc điểm của những loại khoẻ tôi sẽ chia sẻ ở phần dưới. “Muốn biết cách chăm cây, hay biết cách trồng cây trước”. Vì khi tự trồng, bạn sẽ dễ dàng quan sát hình dáng của cây, hình dáng của cây là một yếu tố quan trọng giúp cây sinh tồn và giúp bạn nhận diện cây. Sau này khi đã có kinh nghiệm, chỉ cần nhìn hình dáng là biết cây này chăm thế nào mà chẳng cần biết tên cây.

Lưu ý: Nếu mua cây về trong lúc trời quá nóng, bạn nên đặt cây chỗ thật thoáng mát, giúp cây quen với khí hậu vài ngày sau đó mới thay chất trồng. Tuỳ độ khoẻ của từng loại cây mà sau 3-7 ngày, cây sẽ thích ứng được với thời tiết, đó là lý do tôi khuyên bạn nên chọn loại khoẻ.

Bước 2: Chọn đúng đất

Tự trồng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đất và dinh dưỡng cho cây. Chú ý tới đất trồng, công thức đơn giản nhất để bạn có hỗn hợp chất trồng hợp lý cho các loại cây mọng nước là Sỉ than (đã qua xử lí) + Tro Trấu + Phân Bò theo tỷ lệ 2-1-1. Sỉ than có khả năng hút nước rất tốt và đồng thời làm thoáng khí cho rễ, tro trấu tạo độ tơi xốp và phân bò là dinh dưỡng để cây phát triển.

Tránh dải cát nhỏ lên mặt đất vì nếu vậy đất sẽ bị bí và lâu khô -> cây sẽ dễ úng. Tránh sử dụng các loại đất để trồng rau hoặc hoa bán sẵn trong bao, nếu có điều kiện có thể sử dụng đất Akadama của Nhật.

Xem thêm bài viết: Cách trộn hỗn hợp đất trồng cho Sen Đá, Xương Rồng và các loại cây mọng nước.

Bước 3: Chọn chậu

Nên chọn chậu đất nung thay vì các loại chậu sứ, tuyệt đối không nên sử dụng các loại chậu không có lỗ thoát nước. Vì chậu đất nung có khả năng hút nước, làm thoáng đất giúp rễ cây dễ dàng trao đổi khí, tránh úng và thối rễ khi chẳng may tưới quá nhiều.

 

Cây khoẻ tức là cây chịu nóng tốt, chịu hạn tốt để có thể thích nghi với môi trường sống nơi bạn ở. Đặc điểm của những cây khoẻ là thân cứng và dài, màu lá đậm, mọng nước, thân nhọn, có gai… Ví dụ: sen đỏ, sen vàng, sen cam, sen xanh, sen nhung, các loại móng rồng, các loại xương rồng hoặc sao biển…

Cây yếu tức là cây chịu nóng kém, chịu hạn kém đối với khí hậu nơi bạn chăm cây. Đặc điểm là màu mè sặc sỡ, nhiều phấn, thân mềm và nhỏ, lá mỏng… Ví dụ: sen thái, sen phật bà, sen thơm, sen đất, sen tim, các loại sedum nhỏ…

sen đá chết
sen đá chết do đâu?

Những loại yêu cầu ít ánh nắng có thể đặt được trong nhà thường có màu xanh, thân dài, lá dầy và chắc hoặc có thể có gai. Ngược lại những loại màu mè sẽ yêu cầu ánh nắng nhiều, do hấp thụ ánh nắng nên cây mới lên màu tươi và đẹp, những loại lá mỏng rất dễ bị duỗi lá khi thiếu nắng và trông nó sẽ rất xấu khi để trong nhà.

Cách nhanh nhất để hiểu một loại cây là tự tay trồng, sau đó bạn chỉ cần dành cho cây một tình yêu thương thực sự, quan sát sự phát triển của cây từng ngày, lúc phát triển tốt nhất hay lúc cây đang thoi thóp nhất bạn đều phải quan sát, từ đó bạn sẽ hiểu cây cần gì.

KẾT LUẬN

Nếu thực sự yêu Sen Đá, tôi khuyên bạn hãy tìm hiểu kĩ trước khi mua cây, đề tránh việc phí tiền mua cây mà làm cây sen đá chết. Hãy tập trồng và chăm sóc những loại khoẻ và dễ trước, sau đó có thể chăm thêm các loại đẹp và đỏng đảnh hơn, và khi đã có kinh nghiệm, đôi khi bạn chỉ cần nhìn hình dáng là đã biết cách chăm của một loại cây rồi.

Tôi không phải là một chuyên gia nông nghiệp, bài viết này là chia sẻ từ những trải nghiệm cá nhân tự tìm tòi, học hỏi từ những người có kinh nghiệm và từ nhiều lần làm cây chết. Tôi tin rằng bài viết này sẽ giúp bạn chọn được chậu sen đá ưng ý và chăm sóc nó thật tốt, đừng để nỗi lo cây chết làm giảm tình yêu cây của bạn vì cây thật tuyệt vời và tôi sẵn sàng giúp đỡ các bạn mọi vấn đề về cây. Bài viết từ Noth.garden

“Muốn biết cách chăm cây,
hãy biết cách trồng cây trước.”

https://caykieng.farmvina.com/nhan-giong-sen-da/

Nhân giống sen đá: Hướng dẫn từ A đến Z

nhân giống sen đá

Hướng dẫn nhân giống sen đá toàn tập

Đối với những ai mê sen đá như tôi thì việc mầy mò để nhân giống sen đá là điều không mới mẻ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những kỹ thuật cần thiết nhé!

Nhưng thường chúng ta chỉ nghĩ rằng, vặt lá và đặt xuống đất là nó sẽ tự ra rễ rồi đẻ ra cây con, đúng nhưng chưa đủ. Để kích thích ra rễ nhanh, chọn đất phù hợp và tưới thế nào… vẫn là những câu hỏi rất mới mẻ.

Chính vì vậy trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách nhân giống các loại sen đá phổ thông, tích luỹ từ kinh nghiệm cá nhân và sự học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm lâu năm, mong rằng sẽ giúp các bạn nhân giống thành công những cây con cho riêng mình.

Nhân giống Sen Đá khi nào?

Thời điểm hoàn hảo để nhân giống Sen Đá là vào mùa Xuân, thời tiết vào mùa này mát mẻ, tạo điều kiện thích hợp để cây con phát triển tốt. Chúng ta cũng có thể nhân giống vào các mùa khác, tuy nhiên tuỳ từng mùa mà cây con sẽ phát triển nhanh hay chậm, và tỷ lệ thành công cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Hãy chọn những cây đã trưởng thành và khoẻ mạnh để nhân giống. Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nhân giống bằng lá và cắt thân, vì thế nên tận dụng những cây thân đã cao, ngắt lá hoặc tận dụng những lá bị rụng.

“Nếu bạn đặt chậu Sen Đá trong nhà giống như tôi thì chắc chắn bạn sẽ hiểu rằng, dù để cạnh cửa sổ và cố gắng cho cây hấp hụ nhiều ánh nắng nhất có thể, nhưng nhiều lúc trời âm u không có nắng suốt nhiều ngày, thì thân của chúng cũng sẽ bị cao lên và mất màu, điều đó làm cho cây không còn đẹp như trước nữa. Nhưng đừng quá lo lắng, đây chính là thời điểm thích hợp để bạn nhân giống Sen Đá đó.”

Mặc dù nhìn từ phía trên trông chậu Sen Đá này còn khá đẹp, nhưng một thời gian nữa phần lá phía dưới sẽ héo và rụng dần, để lộ ra phần thân cao ngồng lên. Vì vậy, chúng ta nên ngắt lá trước khi chúng héo hết để nhấn giống thành nhiều cây con ngay lúc này.

Việc nhân giống sen đá sẽ khá dễ dàng, mình cảm thấy rất vui mỗi khi nhìn những cây con mọc ra từ lá và lớn dần. Cùng tiên hành nhé!

Bước 1. Ngắt lá và cắt thân

Chúng ta bắt đầu ngắt những lá phía dưới. Đừng vội vàng, thật cẩn thận trong công đoạn này nhé. Cầm vào lá, một tay giữ vào cây và đưa nhẹ lá sang hai bên đến khi nào bạn ngắt được chiếc lá ra thật nhẹ nhàng.

Hãy chắc chắn rằng bạn ngắt toàn bộ những lá phía dưới ra và chúng phải còn nguyên vẹn, nếu lá ngắt ra không lành lặn, chúng sẽ không thể phát triển ra cây con.

Sau khi đã ngắt toàn bộ những lá phía dưới, giữ lại phần lá phía trên, nhưng nhìn tổng thế cây Sen Đá bây giờ trông không được đẹp, thân quá cao.

Vì vậy chúng ta sẽ tiến thành thêm 1 bước nữa để cho thêm nhiều cây con, với bước này tỷ lệ lên cây con gần như 100%, hơn nữa cây con lớn rất nhanh.

nhân giống sen đá

Cắt ngang phần thân cây, hãy sử dụng kéo sắt và sạch, hoặc sử dụng dao nếu muốn vết cắt thẳng và đẹp.

nhân giống sen đá

Bây giờ chúng ta đã giữ lại được cây Sen Đá cũ, nhưng thân nó sẽ ngắn và trông đẹp hơn nhiều. Bạn chỉ cần cắm nó vào đất, phần thân bị cắt sẽ tự ra rễ và sống sót bình thường. Tuy nhiên đừng vội, hãy tiếp tục thực hiện bước 2 trước nhé vì bước này rất quan trọng.

Bước 2. Chờ đợi

Sau khi ngắt lá và cắt thân, hãy đặt chúng nơi khô ráo, thoáng mát, đợi vết cắt khô và lành lặn rồi mới để chúng tiếp xúc với đất. Thông thường là sau 3-4 ngày, việc này vừa để vết thương của cây lành lặn, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, vừa để kích thích khả năng ra rễ của lá. Vì khi đó, cơ chế tự sinh tồn của cây sẽ được nhận diện rằng, môi trường xung quanh không có nước, do đó rễ sẽ được kích thích phát triển nhanh hơn để tìm nước và dinh dưỡng.

Nếu sau khi cắt và ngắt lá, bạn để vết thương của cây tiếp xúc với đất và nước ngay, nó sẽ có khả năng cao bị thối, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp rễ phát triển bình thường nhưng tuỳ vào điều kiện thời tiết.

Bước 3. Tiến hành nhân giống sen đá

1. Chuẩn bị đất trồng

Đối với việc nhân giống, đất trồng yêu cầu phải giữ ẩm tốt để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Tại các vườn ươm, đất trồng để nhân giống thường là hỗn hợp Mùn dừa (đã qua xử lí) + Phân hữu cơ + Trấu.

Trong đó trấu làm đất tơi xốp, phân hữu cơ là chất dinh dưỡng, mùn dừa giúp giữ ẩm nhưng cần xử lí bằng vôi để khử độ chát có hại cho cây. Bạn khó có thể mua được mụn dừa đã qua xử lý, tuy nhiên, mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách đơn giản nhất để xử lí mụn dừa tại nhà.

Chúng ta chỉ cần mua mùn dừa về, ngâm với nước và bóp vắt nhiều lần để xả độ chát, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày bóp 2 lần và sau mỗi lần lại ngâm vào nước mới. Sau đó chỉ cần phơi khô là chúng ta đã có mụn dừa để sử dụng rồi.

Còn một cách khác đơn giản hơn, do mùn dừa là giá thể giúp giữ ẩm, vì vậy bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp đất trồng mà mình đã chia sẻ ở bài viết Cách trộn hỗn hợp đất trồng Sen Đá, Xương Rồng và các loại cây mọng nước, tuy nhiên cần giảm bớt tỷ lệ xỉ than có trong hỗn hợp và cần tưới nhiều hơn một chút.

2. Đặt lá và chăm sóc

Đặt lá xuống mặt đất đã được làm ẩm, một cách để thông báo cho chúng biết, phía dưới đang có dinh dưỡng, để rễ phát triển và cắm xuống đất. Sau 1-2 tuần bạn sẽ thấy rễ non màu hồng phát triển cùng với sự xuất hiện của những cây con. Nhân giống bằng lá sẽ cho ra cây con bụ và nhiều trường hợp có lá sẽ mọc ra 2-3 cây con.

nhân giống sen đá

Cung cấp cho chúng nước với độ ẩm vừa phải, đừng để đất ướt quá để tạo điều kiện cho lá mẹ kích thích phát triển rễ, nên tưới khi đất đã khô hẳn. Tránh để nước đọng lại quá nhiều trên lá gây thối, có thể sử dụng bình xịt phun sương để lá hấp thụ hơi nước trong không khí, giúp rễ phát triển khoẻ mạnh.

nhân giống sen đá

Đặt chúng nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, do rễ và cây con mọc ra từ lá đều rất non và yếu (tương tự như trẻ sơ sinh vậy) nên cần được chăm sóc kĩ càng hơn. Sau 1-2 tháng tuỳ điều kiện thời tiết, cây con sẽ lớn và cứng cáp dần.

nhân giống sen đá

Cho đến khi phần thân của cây con cứng cáp, lá mẹ bắt đầu héo dần. Bạn có thể chờ cho lá mẹ héo hẳn, sau đó tách lá mẹ ra, thao tác cũng giống như cách bạn tách lá từ thân cây mà mình đã nói phía trên. Hoặc nếu không bạn cũng có thể để kệ cho lá mẹ héo và tự rụng ra.

Tuy nhiên, không phải tất cả lá mẹ đều cho ra rễ và cây con khoẻ mạnh, nếu may mắn bạn có thể thành công 80%. Có những lá khô héo, ra rễ nhưng không thể phát triển cây con, có nhiều lá mẹ đẻ cây con nhưng không cho ra rễ, khi héo thì cây con cũng không sống được do chưa đủ lớn và không có rễ để hút dinh dưỡng. Ảnh phía dưới là 3 lá mẹ đã được nhân giống cùng một thời điểm nhưng cho ra 3 kết quả khác nhau, bạn có thể thấy rõ.

nhân giống sen đá

nhân giống sen đá

Hình phía trên khi cây con đã đủ lớn, lá mẹ đã khô héo và được ngắt bỏ. Nhưng bạn nên nhớ rằng, tuy cây con đã phát triển đến giai đoạn này nhưng không có nghĩa là toàn bộ chúng sẽ lớn, vẫn sẽ có số ít không sống được.

Lúc này bạn có thể bắt đầu cho cây tiếp xúc với ánh nắng nhẹ và dần dần khi lớn hẳn, ánh nắng là thứ mà chúng yêu thích nhất.

3. Chăm sóc cây Sen Đá cũ sau khi cắt ngọn

Quên mất, quay lại với cây Sen Đá cũ nhé, đối với cây này thì mọi việc lại đơn giản hơn rất nhiều.

nhân giống sen đá

Việc bạn cần làm duy nhất là chỉ việc chờ đợi, do sức sống và khả năng sinh tồn của Sen Đá rất tốt, nên phần thân mà bạn cắt trước đó sẽ mọc ra rất nhiều cây con, hơn nữa chúng còn lớn rất nhanh và khoẻ mạnh, do được phần thân mẹ đã trưởng thành nuôi nấng.

nhân giống sen đá

Về sau cây này sẽ mọc thành bụi có nhiều nhánh rất đẹp, nhiều người muốn cây của họ ra nhiều nhánh hơn cũng phải dùng phương pháp này.

Tất nhiên bạn cũng nên đặt chậu cây bị cắt này chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để cây con phát triển cho đến khi nó lớn lớn một chút nhé.

Còn nữa, bạn có nhận ra chậu sen đá này không?

nhân giống sen đá

Chính là phần ngọn khi cắt xong, bạn cắm phần thân xuống đất ẩm sau khi đã khô vết thương, đặt chỗ thoáng mát và chỉ cần chờ nó ra rễ là xong. Tức là bạn đã có một chậu Sen Đá hoàn toàn mới và đẹp, thân không bị cao như trước rồi đấy.

nhân giống sen đá

KẾT LUẬN

Bạn thấy không, nhân giống Sen Đá không hề khó, dù có đọc hay tham khảo ở đâu đi chăng nữa, việc bắt tay vào làm ngay sẽ giúp bạn học được nhiều hơn và quan trọng hơn cả là có được trải nghiệm cho riêng mình.

Sen Đá hay rất nhiều loại cây khác đặc biệt là các loại cây mọng nước sẽ có những đặc tính tương đồng, từ đó bạn có thể nhân giống được nhiều loại cây khác mà không cần đến những bài hướng dẫn như này. Bài viết từ Noth.Garden.

Chúc các bạn nhân giống sen đá thành công. Hãy bình luận và đặt câu hỏi bên dưới.

Hướng dẫn trộn đất trồng sen đá và cây mọng nước

đất trồng sen đá

Cách trộn hỗn hợp đất trồng sen đá, xương rồng và các loại cây mọng nước

Hơn 90% trường hợp sen đá chết do đất trồng sen đá không phù hợp, trong đó chủ yếu là do đất không thông thoáng, đọng nước quá lâu gây thối rễ.

Chính vì vậy, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cách trộn hỗn hợp chất trồng cơ bản dành cho các loại cây mọng nước như Sen Đá, Xương Rồng, Lô Hội… Tuy nhiên, mỗi loại cây sẽ có đặc tính khác nhau, bài hướng dẫn này sẽ chỉ cho bạn cách đơn giản nhất để trộn đất phù hợp với hầu hết các loại cây mọng nước phổ thông, và tuỳ với điều kiện khí hậu các bạn có thể tuỳ biến theo kinh nghiệm của riêng mình.

Đất trồng sen đá phải đáp ứng được 3 yêu cầu sau:

  1. Tơi xốp
  2. Thoát nước tốt
  3. Đầy đủ dinh dưỡng

Những nguyên liệu giúp đất tơi xốp: Tro, trấu hun, mùn cưa, lá cây hoại mục…

Nguyên liệu giúp thoát nước: Xỉ than, đá perlite, viên đất nung, gạch non, đá nham thạch…

đất trồng sen đá
Một số loại đất trồng sen đá

Dinh dưỡng: phân bò, phân dơi, phân  trùn quế, các loại phân hữu cơ đã qua xử lí…

đất trồng sen đá

Tuy nhiên, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đơn giản và hiệu quả nhất với những nguyên liệu dễ kiếm nhất, đó là hỗn hợp: Xỉ than (đã qua xử lí) + phân bò (đã qua xử lí) + trấu hun theo tỉ lệ 2-1-1.

Để trộn được hỗn hợp chất trồng trên, bạn chỉ cần đi xin vài viên than tổ ong đã sử dụng về, phân bò và trấu hun chúng ta có thể mua ở các chợ cây, bạn nào ở Hà Nội có thể tìm mua ở Hoàng Hoa Thám – Chợ Bưởi.

Trong đó, phân bò là dinh dưỡng để cây phát triển, trấu hun làm tơi xốp toàn bộ giá thể trồng và lý do tôi chọn xỉ than vì nguyên liệu này rất dễ kiếm, khả năng hút nước tốt và làm thông thoáng đất giúp không khí lưu thông tốt hơn, từ đó khi tưới đất sẽ nhanh khô, chẳng lo bị úng khi tưới nhiều hay kể cả tắm mưa. Tuy nhiên, xỉ than cần được xử lí trước khi sử dụng để trồng cây, cách xử lí cũng vô cùng đơn giản thôi.

Cách xử lí xỉ than:

Bước 1: Đập nhỏ xỉ, có thể dùng búa, viên gạch hoặc thanh gỗ cứng, nên đập nhỏ vừa đủ, tránh đập quá vụn.

đất trồng sen đá

đất trồng sen đá

Bước 2: Dùng rổ có mắt nhỏ, sàng bằng nước để loại bỏ những hạt vụn và bụi, những hạt từ 3-5mm có thể dùng để trộn đất, những hạt to hơn để lót dưới đáy chậu làm thoáng đất.

đất trồng sen đá

đất trồng sen đá

Bước 3: Ngâm nước từ 1-2 ngày để khử bớt chất dơ và độ chua. Sau đó phơi khô, sàng hạt to và hạt nhỏ là chúng ta đã có thể sử dụng rồi.

Cuối cùng, bạn chỉ cần trộn 3 nguyên liệu trên với nhau theo tỉ lệ 2-1-1, tức là trong 100% hỗn hợp thì có 50% xỉ than hạt nhỏ, 25% phân bò và 25% trấu hun.

đất trồng sen đá

Phân bò đã qua xử lý

đất trồng sen đá

Trấu hun

đất trồng sen đá

Và đây là thành quả sau khi trộn các nguyên liệu

đất trồng sen đá

Các hạt to dùng để lót đáy chậu 

đất trồng sen đá

Chúc các bạn có thể trộn đất thành công để tự tay trồng cho mình những chậu cây mọng nước và chăm sóc chúng thật tốt nhé. Bài viết từ Noth.garden.

https://caykieng.farmvina.com/cach-nhan-giong-kieng-xuong-rong/