Giới thiệu về lan Hài

lan hài

Giống Lan Hài Paplliopedilum gồm hơn 66 loài phân bố từ Ấn Độ, New Ghine và vùng Đông Nam Á, người Pháp gọi loài thuộc giống này là Hài vệ nữ Sabot de Venus và người Anh dùng với ý nghĩa tương tự Lady’s slippers

Họ phụ: Cypripedioideae. Tông Cypripedieae.

Ở Việt Nam có ít nhất 10 loài lan Hài, trong đó có 1 loài đặc hữu được cả thế giới ưa chuộng là hài hồng (Paphiopedilun Delenatii). Trước đây loài này rất hiếm nhưng từ năm 1993 trở lại đây, loài này được phát hiện có nhiều ở vùng căn cứ Bác Ái thuộc huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), vùng Hòn Nhạn (Phú Yên) và Krông Bông (Đaklak).

Ba loài cho màu sắc đẹp có giá trị thương mại hiện nay đang khai thác nhiều là Paphiopedilum Callosum (Vân Hài), Paphiopedilum Vilosum (Kim Hài) và Paphiopedilum Appletonianum (Hài cánh sen).

Paphiopedilum Callosum - Lan hài vân
Paphiopedilum Callosum (Vân Hài)
Lan hài kim - Paphiopedilum armeniacum
Paphiopedilum Vilosum (Kim Hài)
 Paphiopedilum Appletonianum - Hài cánh sen
Paphiopedilum Appletonianum (Hài cánh sen)

Quê hương của 3 loài lan Hài đẹp thông dụng là vùng cao nguyên Nam Trung Bộ có cao độ thấp hơn 1000m, trải dài từ Di Linh đến Lang Hanh. Nếu như loài Paphiopedilum callosum (Vân hài) chỉ mọc trên đất dựa suối, thì loài Paphiopedilum appletonianum chỉ mọc trên những hốc đá, dưới thác nước cao, còn loài Paphiopedilum villosum lại ở dạng trung gian có thể mọc trên đất và trên cây hay trên đá.

Hai loài P. callosum và P.appletonianum có dạng lá gần giống nhau nhưng phát hoa và hoa của chúng rất khác nhau. P.callosum có phát hoa trung bình 20cm, trong khi P. appletonianum có phát hoa dài 40-50cm. Cả 3 loài đều cho 1-2 hoa trên 1 trục phát hoa với đường kính 10-15cm.

Paphiopedilum thích một nhiệt độ mát và ẩm từ 18oC – 21oC. Cây thích ẩm, nhưng không chịu úng, ánh sáng cần thiết khoảng 30% với cường độ 8.000-10.000 Lm/m2. Giá thể cấu tạo như Hạc đỉnh, dinh duỡng phân bón cũng tương tự. Các loài thuộc giống này không có mùa nghỉ vì thế phải tưới nước rất đều đặn 3 lần/ngày trong mùa nắng và 2 lần/ngày vào mùa mưa. Paphiopedilum là lan có pH của giá thể và nước tưới cao, pH từ 6,5 đến 7.

Paphiopedilum có căn hành dưới đất, nên có khả năng mọc con như một số loài tre. Việc nhân giống được tiến hành khi cây con đã đến tuổi trưởng thành, có thể tách cây con ra khỏi cây mẹ với một ít giá thể có bám rễ và trồng vào một chậu khác.

Vì cùng chung một họ: Cypriprediae và hoa lại trông hơi giống nhau, cho nên nhiều người gọi chung 5 loại: Cypripedium, Mexipedium, Paphiopedilum, Phramipedium và Selenipedium đều là Nữ hài hay Vệ hài “Cyps”. Sở dĩ loài hoa này có tên kể trên bởi vì hình dáng giống như một chiếc hài và do chữ Hy Lạp mà ra: Paphos = Venus (Vệ nữ) Pedilon = sandal (giầy dép) và thường được gọi chung là Lady’s Slipper Orchids. Giống lan này hoa lâu tàn, có khi tới 2 tháng. Nữ hài Paphiopedilum có khoảng chừng 75 giống mọc ở Á Châu, Việt nam có khoảng trên 20 giống, trong đó có vài cây lai giống do thiên nhiên.

Trồng hoa lan rừng như thế nào?

hoa lan rừng

Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan rừng sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ cây đang bám chứ không nên lột mỗi bộ rễ. Sau đó lấy gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá, thân, rễ.

Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa và không được nén chặt. Tránh để ngoài ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Làm cách nào để lan rừng ra bông?

Không chỉ riêng bạn mà nhiều người khi đi công tác hay tham quan du lịch ở thành phố Đà Lạt thấy có nhiều điểm người dân tộc bán phong lan rừng rất đẹp, giá cả lại phải chăng nên đã mua về để chưng chơi, nhưng chỉ hết đợt bông đang có sẵn trên cây là cây lan “tịt” luôn không ra bông nữa. Gần đây (nhất là vào dịp gần tết) tại TP. HCM cũng thấy xuất hiện một số điểm ở vỉa hè người “miệt rừng” cũng đã chở về và bày bán hàng trăm giò lan rừng đủ loại (nhưng chưa ra bông) nhiều người mua về “dưỡng” nhưng chờ mãi vẫn không thấy ra bông. Thế nhưng ít ai biết được rằng với lan rừng phải chăm sóc đúng cách mới hy vọng chúng ra bông như những loại lan khác.

Nhìn chung các loại lan rừng ở các tỉnh phía Nam do chưa được thuần hoá như các loại lan mà chúng ta thường nhập từ Thái Lan, Úc, Đài Loan… nên quá trình trồng và chăm sóc chúng cũng phải khác so với các loại lan đã được thuần hoá.

trồng lan rừng
Làm sao để lan rừng trổ bông?

Như bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể). Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hoà tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng( nhằm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước của cây), cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngừng phát triển.

Khi mùa mưa đến cây lan lại bắt đầu chu kỳ phát triển trở lại để rồi ra lá mới, bông mới… vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng thấp, chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng thì cây lan mới ra bông. Cụ thể là phải cho cây lan “nghỉ” vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho lan ra bông thì tiến hành tưới nước, tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ. Sau khi tưới nước, tưới phân khoảng 3 tháng cây lan sẽ ra bông. Với những cây lan còn nhỏ vừa mới tách chồi từ cây mẹ thì không nên làm cách này vì cây dễ bị mất sức, còi cọc, không ra hoa vì bản thân những cây còn nhỏ này chư tích luỹ dự trữ được đầy đủ chất dinh dưỡng cây.

Chăm sóc hoa lan rừng: Kỹ thuật thuần dưỡng

hoa lan rừng

Chăm sóc lan rừng: Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan – loài cây khó tính là không ở chỗ có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Còn bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung câp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Những năm gần đây, chơi lan là một thú chơi tao nhã của những người yêu hoa. Tuy nhiên, người yêu hoa lại muốn hướng tới một giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng. Tuy nhiên, khi mua về nuôi trồng trong môi trường nhà thì gặp rất nhiều vấn đề như không phát triển, héo rũ, không ra hoa… Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng.

chăm sóc lan rừng
Một nhánh lan rừng xanh tươi

Phong lan rừng

Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân bón hóa học quá sớm. Lúc ấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đềm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò 1 lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tứơi nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Chăm sóc lan rừng

Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan – loài cây khó tính là không ở chỗ có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Còn bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung câp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quá chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quanh hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho tòan bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Phun vấy xối xả sẽ làm thất thoát chất khoáng nuôi cây.

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (đã úa vàng) để ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên dùng NPK – loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm.

Kỹ thuật trồng hoa lan rừng cơ bản

hoa lan rừng

Những cây lan lấy từ thiên nhiên hoang dã, chúng thường không dễ trồng nếu người trồng lan rừng không biết tường tận các điều kiện sinh thái của chúng.

Trước hết bạn cần biết cây lan rừng của bạn được thu hái từ vùng nào: núi cao hay đồng bằng (lưu ý nhiệt độ, quang kỳ), dưới tán cây, trong bụi rậm hay ngoài đồng trống (lưu ý đến cường độ ánh sáng), ở mặt đất hay trên cành cây (lưu ý đến giá thể, đất trồng), chúng có hoa vào mùa nào hay có hoa quanh năm (lưu ý đến thời kỳ nghỉ).

Lan rừng - Hải Yến

Hải yến- Rhynchostylis coelestis

Nếu chúng sống ở đất thì đất trồng phải có đất mùn, rác mục, lá khô vụn, xơ dừa vụn, tro trấu, phân bò khô…Các thành phần trên trộn đều rồi cho vào  chậu trồng có lỗ thoát nước tốt ( trồng địa lan). Nếu chúng sống bám trên cây gỗ thì chất trồng tuyệt đối không có đất mà chỉ sử dụng than, xơ dừa…và tùy theo rễ của chúng mà cấu tạo giá thể: Nếu rễ to như Ngọc điểm, Hải yến, Đuôi cáo (Rhynchostylis), thì dùng than lớn, cho  chất trồng thật thoáng như cách trồng Vanda. Nếu rễ chúng nhỏ, nhiều như Hàm long (Coelogyne), lan lọng (Bulbophyllum)… thì chất trồng là những cục than nhỏ hơn cho giá thể thoáng, không úng nước như cách trồng Dendrobium, Cattleya.

Đuôi cáo -Rhynchostylis

Huyết nhung - Renanthera imshootiana
Huyết nhung – Renanthera imshootiana

Nếu chúng chỉ sống ở vùng cao, vùng lạnh như cẩm báo (Hydrochilus parishii), Huyết nhung (Renanthera imshootiana) thì ta phải lưu ý đến nhiệt độ và độ dài ngày đêm.

Nhất điểm hồng Dendrobium draconis

Nhất điểm hồng – Dendrobium draconis

Nếu chúng ra hoa quanh năm như Nhất điểm hồng (Dendrobium draconis) thì tưới  bón quanh năm. Nếu trước lúc ra hoa chúng lại rụng lá, chỉ còn giả hành trơ trụi như long tu (Dendrobium primulinum), giả hạc (Dendrobium superbum) …thì phải chú ý đến thời kỳ nghỉ. Thời gian nghỉ này có thể kéo dài 2 tuần đến trên 1 tháng, lúc ấy ta ngừng hoặc giảm hẳn việc tưới nước, nếu không khi mùa mưa đến chúng chỉ phát triển tươi tốt mà không cho hoa.

Địa lan

Địa lan

Nếu chúng chỉ là những cây địa lan chỉ ra hoa vào mùa mưa thì khi mùa khô đến chúng sẽ tàn rụi đi. Chúng không chết mà chỉ chuyển sang giai đoạn sống chậm bằng củ hay giả hành ở dưới đất, lúc ấy ta không tưới nước cho chúng.

Hết mùa khô khi tiết trời mát mẻ thì chúng sẽ đâm chồi trên mặt đất, lúc đó ta lại tiếp tục tưới nước bón phân. Sự khô hạn để cây tàn lụi là điều kiện bắt buộc để chúng phát triển tốt và lại ra hoa sau đó. Vì vậy người trồng lan cần biết để trồng tốt và có thể điều khiển chúng ra hoa theo ý muốn.

Vẻ đẹp của phong lan rừng

phong lan rừng

Trong thế giới hoa lá, có một loài hoa tỏa sắc rực rỡ và gợi lên vẻ đẹp tinh tế, đó chính là Phong Lan Rừng. Với hình dáng tinh tế, màu sắc quyến rũ và hương thơm ngọt ngào, loài hoa này đã từ lâu trở thành biểu tượng cho sự thanh cao và tinh khiết.

Phong Lan Rừng, hay còn được gọi là hoàng thảo, là một loài hoa thuộc họ Orchidaceae. Nó phổ biến rộng rãi trên khắp châu Á và được coi là một trong những loài hoa đẹp nhất và quý giá nhất trên thế giới. Mỗi loài Phong Lan Rừng mang trong mình một cái nhìn độc đáo và mê hoặc riêng.

Điều đặc biệt về Phong Lan Rừng chính là hình dáng hoa tinh tế và đa dạng. Có các loài có cánh hoa nhỏ và tinh tế, nhưng cũng có các loài có cánh hoa lớn và rực rỡ. Hình dáng của hoa Phong Lan Rừng thường có những đường cong mềm mại và nét thon gọn, tạo nên sự thanh lịch và quý phái. Màu sắc của hoa cũng đa dạng, từ trắng tinh khiết, hồng nhạt đến đỏ tươi, và thậm chí cả hoa hai màu. Mỗi bông hoa Phong Lan Rừng là một tác phẩm nghệ thuật tự nhiên độc đáo.

Không chỉ về hình dáng và màu sắc, Phong Lan Rừng còn hấp dẫn người ta bởi hương thơm ngọt ngào mà nó tỏa ra. Mỗi loài có một hương thơm riêng, từ nhẹ nhàng và dịu dàng đến mạnh mẽ và quyến rũ. Hương thơm của Phong Lan Rừng thường được mô tả như một cảm giác thư thái và sảng khoái, giúp tạo ra một không gian yên bình và thư giãn.

Vẻ đẹp của Phong Lan Rừng không chỉ nằm ở ngoại hình hoa mà còn ở ý nghĩa sâu sắc mà nó mang lại. Trong nhiều văn hóa truyền thống, Phong Lan Rừng được coi là biểu tượng cho sự thanh cao, sự tinh khiết và sự mạnh mẽ. Nó thể hiện sự kiên nhẫn và sự đậm đà trong cuộc sống, đồng thời tượng trưng cho sự hiếu thắng và sự đổi mới. Loài hoa này đã trở thành một biểu tượng của tình yêu, sự đẹp đẽ và sự quý giá.

Để có được một bông hoa Phong Lan Rừng, không chỉ đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chăm sóc đặc biệt, mà còn đòi hỏi sự kiên nhẫn và đam mê. Tuy nhiên, đối với những ai đã chinh phục được nó, sẽ nhận được một phần thưởng là sự mãn nguyện và hạnh phúc khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của Phong Lan Rừng.

phong lan rừng

Tìm Hiểu Vẻ Đẹp Của Phong Lan Rừng

Phong Lan Rừng là một loài hoa vô cùng tuyệt vời, từ hình dáng, màu sắc cho đến hương thơm và ý nghĩa sâu sắc. Với sự thanh cao và quý phái, nó là một biểu tượng tuyệt vời cho vẻ đẹp tự nhiên và sự trường tồn của cuộc sống. Hãy dành thời gian để chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp đặc biệt của Phong Lan Rừng, và hãy để nó mang đến cho bạn một cảm giác thư thái và sảng khoái giữa những ngày bộn bề của cuộc sống.

vẻ đẹp của hoa lan rừngMặc dù không rực rỡ như những giống phong lan nhập nội, nhưng các loài lan rừng lại có vẻ đẹp nhẹ nhàng và thanh tao. Khi ngắm những bông hoa phong lan rừng bạn có cảm giác như một suối hoa đang chảy với sắc màu đa dạng, có khi chuyển từ sắc trắng sang hồng hay vàng óng ánh.

Phong lan rừng rất đẹp nhưng nó lại chỉ trổ hoa một lần trong năm,hoa phong lan rừng thì um tùm trông giống như một đồi hoa với màu sắc rực rỡ dưới ánh nắng nhè nhẹ.

Ở Việt Nam hiện nay phong lan rừng còn rất ít, vì chúng đã và đang bị khai thác gần như cạn kiệt. Nhiều lái buôn, tiều thương bất chấp gian nan, nguy hiểm tiến vào rừng sâu tìm kiếm và khai thác. Vì thế  các chậu lan rừng ngày càng hiếm và giá thì rất cao, trong khi việc nuôi trồng và nhân giống bằng phương pháp truyền thống thì sản lượng không nhiều lại không đủ đáp ứng nhu cầu trên thị trường.

Hiện nay, nhiều nhóm nghiên cứu trẻ ở Việt Nam đã cất công sưu tập nhiều giống phong lan rừng Việt Nam để lai tạo với các giống lan Thái Lan bằng kỹ thuật hiện đại, cho ra những loài lan đẹp và trổ hoa quanh năm. Việc nghiên cứu nuôi trồng, bảo tồn và lai tạo những giống lan rừng để giữ được vẻ đẹp tự nhiên, đồng thời đó cũng là giống lan thương mại hoàn toàn mới trên thị trường.

Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ với hoa lan dendro

hoa lan dendro

Hầu hết lan Dendro đều phát triển mạnh nơi có nhiều ánh sáng. Thừa sáng có thể gây ra vàng lá, cháy lá, các giả hành có thể trở nên trơ trụi trông xấu nhưng cây sẽ thích nghi dần và vẫn ra hoa. Trái lại, thiếu sáng, cây sẽ èo uột, đứng không vững, ít ra hoa, số lượng hoa trên cành cũng ít đi. Ánh sáng tốt nhất là vào khoảng 70% – 80%. Điều kiện ra hoa cũng chịu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng trong ngày. Đối với một số loài như Long tu. Kim điệp…chỉ ra hoa khi được chiếu sáng ít hơn 10giờ/ngày, nghĩa là cần ngày ngắn vì thế chúng chỉ ra hoa vào dịp gần Tết.

Những loài ưa lạnh thì thích nhiệt độ khoảng 15oC. lý tưởng nhất là 20oC. Trái lại những loài ưa nóng hơn (kể cả các loài lan lai hiện trồng trong thành phố Hồ Chí Minh) thì nhiệt độ lý tưởng là 25oC hay cao hơn một chút.


Các loài có lá rụng cần tưới nhiều nước gấp 3 lần các loài khác vào lúc tăng trưởng. Khi lá bắt đầu vàng thì bớt tưới nước và ngưng hẳn, để cây vào nơi mát cho chúng nghỉ ngơi, rụng hết lá trước khi ra hoa. Ngay khi thấy các nụ hoa xuất hiện thì tưới nước đều đặn trở lại và chuyển dần ra nơi ánh sáng thích hợp. Sự khô hạn này là bắt buộc đối với các loài rụng lá, nếu tưới nước bón phân quanh năm thì sẽ ít hoa hoặc không hoa.

Các loài không rụng lá thường không có mùa nghỉ rõ rệt, có thể là sau khi hoa tàn. Với các cây lai thì không có thời gian nghỉ hay có rất ngắn, khi đó một số lá vàng và có thể rụng đi, rễ ngừng phát triển. Thường chồi mới phát triển cùng lúc với cây lấy lại sự tăng trưởng.

Các loài Dendrobium nguyên thủy, nhất là các loài thân thòng thường phù hợp với lối trồng trên cây, trên khúc gỗ, trên miếng dớn, miếng xơ dừa. Trái lại, các loài lai thích hợp trồng trong chậu cũng như trên khúc gỗ, xơ dừa miếng hay vỏ dừa, thậm chí trên sạp phủ lưới.

lan dendro
Hình minh hoạ một cây lan Dendrobium trồng chậu
Sau khi trồng, để cây vào nơi mát mẻ, tưới sương cho đến khi rễ non ló ra bấy giờ chuyển dần ra nơi phù hợp.Tưới phân 1-2 lần/tuần.

Các loài Dendrobium rất thích tách chiết, nếu không tách chiết sau 3-4 năm trồng thì chúng sẽ yếu dần. Có thể xắn đứt căn hành giữa các giả hành vào cuối mùa khô và đợi đến khi các mắt ngủ ở gốc giả hành phát triển thành chồi mới rồi tách ra để trồng. Việc tách chiết tiến hành cùng lúc với việc thay chậu. Thường thì tách 3 đơn vị: gồm 1 chồi mới và 2 giả hành củ, nhưng cũng có thể tách từng giả hành một nếu chúng mập mạnh. Các giả hành được cắt rời, bỏ hết rễ, phần đỉnh cũng được cắt ngắn cho bằng nhau. Chúng được rải đều trên tấm lưới xếp đôi (có độ dày để giũ ẩm tốt) để trong giàn có độ ẩm cao, độ sáng yếu. Chúng được kích thích ra chồi bằng B1 và NAA 2 lần trong tuần đầu, tưới nước và phân hàng tuần, khỏang 1 tháng sau các chồi ở gốc giả hành sẽ đâm ra. Các chồi này rất mập và đều. Khi chồi cao cỡ 2-3 cm có thể đem trồng riêng với các kiểu cách khác nhau như tách chiết. Cây sẽ phát triển đều và cho hoa hầu như đồng loạt.