Cúc Bách Nhật: Hướng dẫn trồng đơn giản

cúc Bách Nhật

Hoa cúc Bách Nhật (Chrysanthemum morifolium) là một loài hoa đẹp và phổ biến trong nghệ thuật trang trí cảnh quan và trang trí nội thất. Nó được trồng để trang trí sân vườn, trong nhà, hoặc để làm quà tặng. Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về hoa và hướng dẫn cách trồng hoa cúc Bách Nhật dành cho người mới bắt đầu.

1. Giới thiệu về hoa cúc Bách Nhật

Hoa cúc Bách Nhật là loài hoa đa dạng về màu sắc, hình dáng và kích thước. Các loại hoa này có thể có đường kính từ 2,5 đến 12,5 cm và có màu sắc khác nhau như trắng, vàng, cam, đỏ và tím. Hoa có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau, từ trang trí trong nhà cho đến sân vườn.

2. Cách trồng hoa cúc Bách Nhật

Hoa cúc Bách Nhật có thể trồng trong chậu hoặc trực tiếp trồng vào đất. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về cách trồng:

– Chọn chỗ trồng: Hoa cúc Bách Nhật thích ánh sáng mặt trời và không khí tươi trẻ. Chọn một vị trí ngoài trời nào đó với ánh sáng mặt trời tốt nhất trong ngày, hoặc chọn một chỗ trong nhà gần cửa sổ để có đủ ánh sáng mặt trời và không khí tươi trẻ.

trồng cúc Bách Nhật

– Chuẩn bị đất trồng: Đất cần phải giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Trộn đất với phân bón và cát để tạo một môi trường lý tưởng cho cây cúc Bách Nhật.

– Chọn cây giống: Chọn cây cúc Bách Nhật với cây lá đầy đủ và cây nhánh không bị gãy hoặc cụt. Cây cũng cần phải có rễ tốt.

– Trồng cây: Đặt cây cúc Bách Nhật vào chậu hoặc đất, tưới nước đều và giữ cho đất ẩm. Cây cúc Bách Nhật cần được tưới nước đều và thường xuyên để giữ cho đất ẩm.

hoa cúc Bách Nhật

3. Kết luận

Trồng hoa cúc Bách Nhật là một hoạt động thú vị và đơn giản, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu trồng cây. Với những lời khuyên trên, bạn có thể bắt đầu trồng hoa cúc Bách Nhật trong sân vườn của mình hoặc trong nhà của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một kết quả tốt nhất khi trồng hoa cúc Bách Nhật, bạn nên tìm hiểu thêm về các yếu tố khác như chăm sóc, bón phân và điều kiện thời tiết phù hợp.

Ý nghĩa của hoa cúc bạn nên biết

ý nghĩa của hoa cúc

Hoa cúc có nhiều loại với nhiều màu khác nhau, cúc trắng, cúc đỏ, cúc tím, cúc nâu, cúc hoa cà…

Các nhà nghiên cứu về hoa cho biết, hoa cúc đã xuất hiện trên trái đất từ rất lâu . Người ta đã tìm thấy hoa cúc trong những di vật cổ đại từ rất lâu đời .

ý nghĩa của hoa cúc

Hoa cúc là loại hoa không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà rất nhiêu nước trên thế giới cũng xem hoa cúc như một giá trị tinh thần rất sâu sắc .

ý nghĩa của hoa cúc

Trong quốc huy của người Nhật có hình hoa cúc, và tấm huy chương cao quý nhất của người Nhật là Huân chương Hoa Cúc, vì người Nhật coi hoa cúc tượng trưng cho mặt trời. Người Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên thường tổ chức những lễ hoa cúc rất tưng bừng.

lễ hội hoa cúc

ý nghĩa của hoa cúc

 Lễ hội hoa cúc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc vạn thọ

cúc vạn thọ
1. Giới Thiệu
  • Cúc Vạn Thọ thuộc giống Tagetes, họ Cúc Asteraceae. Chúng ta cứ tưởng Vạn Thọ nguồn gốc Pháp Quốc hay Phi Châu. Thật ra là nguồn gốc Mexico, Bắc Mỹ Châu. Cây có loài chỉ cao chừng 20 cm, có loài cao hơn 70-80 cm. Lá có mùi hăng hắc khi vò nát, tuy nay cũng có giống lá không hôi và đôi khi còn thơm nữa.
  • Hoa kép hay hoa đơn: Nước ta thường thích hoa Vạn Thọ kép, không cồi, màu vàng tươi, vàng chanh hay màu cam. Hoa Vạn Thọ trồng để phủ đầy bồn cảnh, làm hoa viền quanh bồn, quanh liếp, trồng chậu kiểng, trồng giỏ treo hay làm hoa cắt cành cắm chung với các hoa khác. Những loại Vạn Thọ nở nhiều tháng và lâu tàn đáng cho chúng ta trang điểm các bồn hoa công viên, công thự, dọc các xa lộ, đường phố, dưới các hàng cổ thụ đặc thù cho công chúng chiêm ngưỡng.
  • Trên thế giới, hoa cúc Vạn Thọ chia ra làm ba loài nguyên và loài lai (hybirds) sau đây:

– Loài Vạn Thọ Phi Châu

  • Tên khoa học là Tagetes erecta, tiếng Anh gọi là African Marigold. Đây thường là giống cúc Vạn Thọ cây cao nhất và hoa cũng to nhất.
  • Đáng kể nhất hiện nay là loài hoa kép, to, nở tròn xoe không cồi gọi Aánh Nguyệt (Moonlight), cây cao chừng 40 cm và mọc dày khít nhau. Trổ hoa sớm như là các giống Vạn Thọ lai vậy. Cây làm bồn cảnh hay cắt cành cắm hoa rất ngoạn mục.
  • Một loài Vạn Thọ Phi Châu cũng có hoa kép to và cây còn cao hơn nữa, khoảng 50-70 cm, hột đem gieo thường cho nhiều hoa màu sắc khác nhau, lẫn lộn từ cam đến vàng, vàng kim, vàng chanh, vàng bơ. Tên gọi chung là Gold-n Vanilla. Trồng chậu kiểng hay trồng đầy bồn hoa rất đẹp. Các loài khác của giống này đáng kể ra là Tuổi Vàng (Golden Age), cây cao hơn 75 cm và Doublon, cây cao đến 1,50 m và hoa rất to, có đường kính 12,5 cm.

– Loài Vạn Thọ Pháp

  • Tên khoa học là Tagetes patula, tiếng Anh gọi là French Marigold. Loài này thường hấp dẫn hơn loài Phi Châu, hoa cũng nhỏ hơn. Nhưng hoa cũng đủ màu đủ kiểu. Dân chúng Âu Mỹ hay thưởng thức các giống hoa đơn, một lớp cánh hoa dài, có cồi của loài này.
  • Như giống Oai Vệ (Majestic), cây lùn, cao độ 30 cm, hoa vàng đơn, cánh sọc nâu hay sọc màu gõ đỏ, cồi vàng, khiến mọi người chú ý. Cũng như mọi loài Vạn Thọ Pháp khác, ở nơi luôn luôn nóng như đồng bằng nước ta, cây có thể cao hơn 60 cm.
  • Giống Kỳ Hoa Sọc Đỏ (Striped Marvel) thân cao đến 75 cm, giống như Oai Vệ, nhưng sọc đỏ. Rất tốt để cắm cành và rất lâu tàn khi cắm bình hoa.
  • Janie là loài ra hoa sớm nhất và hoa nhiều nhất trong nhóm Vạn Thọ Pháp. Cây mọc khít, thân lùn, chỉ cao chừng 20 cm, hoa 4-5 cm là cùng, nhưng đầy đặn, ít cồi và gieo hột sau 6 tuần là đã trổ hoa. Có ba màu được ưa thích là vàng, đỏ lửa và vàng kim, nhưng cũng còn có màu gõ đỏ, màu cam đậm, màu quýt tiều đỏ son, hay lẫn lộn nhiều màu.
  • Loài lùn Naughty Marietta, chỉ cao 25 cm, hoa đơn, cánh bên trong điểm vết nâu.
  • Loài Mắt Cọp (Tiger eyes), cao 30-35 cm là một Vạn Thọ lạ vì lẽ cánh đơn đỏ huyết ở viền bìa ngoài hoa, còn bên trong nở như là cúc vàng cam.
  • Loài Loạt Nữ Hoàng (Queen series) hoa nở tựa hoa trà mi, hải đường, cây lùn 25-30 cm…

– Loài Vạn Thọ nhỏ

  • Tên khoa học là tenuifolia, hay Tagetes signata. Cây nhỏ nên chỉ dùng làm viền ngoài bồn hoa cảnh. Hoa đơn cánh, có cồi và nhỏ 1-2 cm. Loài hay trồng ở Âu Mỹ là Stafire Mix, có đặc điểm là lá thơm mùi chanh bưởi, nhất là khi trời nóng nực.

2. Chuẩn bị

2.1 Giống:

  • Chọn giống hoa: phần này rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của hoa khi trưởng thành.
  • Hiện nay trên thị trường có nhiều giống hoa vạn thọ của Pháp, Thái Lan, có thể chọn 2 giống chủ yếu là vạn thọ lùn và vạn thọ cao. Vạn thọ lùn có thể trồng quanh năm, thích nghi rộng, cây cao 40-45cm, thời gian từ khi gieo hạt đến lúc nở hoa hoàn toàn là 60-65 ngày. Vạn thọ cao rất thích hợp trong Tết Nguyên đán, có thể trồng quanh năm, cây cao 65-70cm, thời gian từ lúc gieo đến nở hoa hoàn toàn là 65-70 ngày.

2.2  Thời vụ:

  • Có thể trồng hoa vạn thọ quanh năm, nhưng vụ chính là vào dịp Tết Nguyên đán. Đối với vạn thọ lùn thì gieo trồng trễ nhất là vào 5/11 (âm lịch), vạn thọ cao thì gieo trồng trễ nhất là 25/10 (âm lịch).

3.  Kỹ Thuật Trồng

3.1 Giai đoạn cây con

  • Đất gieo hạt (giá thể ) phải tơi xốp, nhuyễn, thoát nước nhanh và để rễ phát triển tốt,
  • Đất phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con.
  • Hỗn hợp đất gồm 3 phần: tro trấu phải xả nước nhiều lần để giảm độ mặn, đất cát hoặc đất thịt, xơ dừa và phân chuồng ủ hoai. Hỗn hợp trên trộn theo tỷ lệ 10:4:1 là tốt.

  • Có thể dùng bầu nilon, lá chuối hay bầu giấy kích thước bầu 4cm x 6cm, chuyên nghiệp hơn thì dùng khay chuyên dụng. Hiện nay đa số gieo trực tiếp trên liếp.
  • Tưới nước vào bầu hay đất gieo trước khi gieo hạt. Mỗi bầu chỉ cho một hạt nếu gieo từng hạt thì chú ý cắm đầu nhỏ của hạt xuống đất. Khi gieo xong thì chỉ tưới nhẹ lại cho đủ ẩm (nên dùng béc xịt thuốc tưới).
  • Bầu/khay/liếp được đặt cách mặt đất 20-25cm, Giàn đỡ bầu nên có kẽ hở để thoát nước tốt.
  • Sau khi chuẩn bị bầu xong, cho gieo hạt vào bầu và tưới nước cho ẩm, sau 3-5 ngày hạt sẽ nẩy mầm, giai đoạn này cần che nắng cho cây con. 5 ngày sau khi gieo thì bắt đầu nhấc giàn che cho cây con phát triển, sáng nhấc giàn che ra đến 10h đậy lại. Và sau 10 ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát triển tốt.Trong giai đoạn này chú ý khi tưới cần tưới nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con.

3.2  Giai đoạn cây trưởng thành

       * Trồng ra đất

  • Đất cày tơi xốp, dùng 3 khối phân chuồng, 100kg lân  và 50kg vôi để bón lót cho 1000m2 .
  • Luống trồng:  lên luống chiều ngang từ 100 – 150 cm, chiều cao từ 20 – 35 cm. Mùa nắng có thể thấp nhưng về mùa mưa thì lên luống cao hơn để tránh ngập úng. Khoảng cách: cây cách cây là 25 – 30cm, hàng cách hàng 30 – 35 cm.

      *  Trồng vào chậu (giỏ tre)

  • Loại giỏ: giỏ tre hoặc chậu nhựa. Có thể trồng 1, 2, 3 hay 5 cây một chậu, kích thước chậu thông dụng 20 – 25 cm sử dụng trồng 1 hay 2 cây đối với vạn thọ lùn. Trồng nhiều cây hơn cần chậu lớn hơn.
  • Vạn thọ cao thì giỏ trồng có đường kính 25-30cm hay lớn hơn tùy số cây. Giỏ tre thì dùng túi nilon có đường kính thích hợp lót trong giỏ, chú ý là nhớ cắt đáy để thoát nước.
  • Đất trồng trong giỏ được trộn như sau: 500kg đất thịt + 300 kg phân chuồng hoai nhuyễn + 10 kg bánh dầu xay nhuyễn + 300kg tro trấu, tỷ lệ trên dùng cho 1000 giỏ trồng, chú ý giỏ chỉ vô đất khoản ½ giỏ, phần còn lại khi bón thúc sẽ lấp đầy
  • Sau khi chuẩn bị giỏ trồng xong, tiến hành trồng cây con vào, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát. Trong 3 ngày đầu chỉ tưới  trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10h sáng tưới lần 2 và 16h chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa thì hạn chế nước ưới tối đa.

3.3  Bón phân

     *  Trồng ra đất:

  • 10 ngày sau khi trồng dùng: 1kg DAP bón cho 1000cây, hòa tan trong nước tưới vào gốc hoặc bón rải giữa 2 hàng cây.
  • 10 ngày  sau ta bón lại và dùng 2kg DAP cho 1000cây ,
  • 10 ngày sau nữa ta sử dụng 3kg 16-16-8 bón thúc cho cây. Đồng thời lấp đất vào chân (vun đất vào gốc)

    * Trồng trong chậu:

  • Bánh dầu rất tốt cho hoa Vạn thọ nên được sử dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, dùng 10 kg bánh dầu ngâm với 50L nước (nên ngâm trước khi gieo hạt ít nhất là 20 ngày).
  • 15 ngày sau khi trồng  nên tưới phân lần đầu, nồng độ tưới thấp hơn bình thường, pha 400 lít nước với 5 lít nước bánh dầu và 200 gram phân NPK 16:16:8 tưới cho 1.000 giỏ, sau đó cứ 10 ngày thì tưới phân 1 lần, những lần sau tăng lượng nước bánh dầu lên 6 lít. Nếu không có bánh dầu thì dùng công thức bón phân như trồng ra đất.
  • Bón thúc: 15 ngày sau khi trồng ra giỏ, bón thúc cho đầy chậu, dùng 300kg tro trấu + 100kg phân chuồng khô hoai + 500kg  đất.


  • Lưu ý :khi vạn thọ được 45-50 ngày tuổi (nụ hoa đã lớn) thì ngừng bón phân, tránh lạm dụng phân làm nụ hoa bị khô.

3.4  Tỉa ngọn

  • Sau khi trồng được 30 – 35 ngày là cây vạn thọ đủ kích thước để tỉa ngọn(bấm đot), (Trồng tết tỉa ngọn từ ngày 26 -30/11 âm lịch) đối với cây phát triển tốt thì ta có thể tỉa ngọn và để lại 5-6 cặp lá, cây phát triển kém thì để lại 4 căp. Cứ 1 cặp lá sẽ cho ta 2 bông chính sau này.
  • Khi tỉa ngọn xong ta có thể sử dụng phân bón lá có gốc lân cao để tạo mầm chồi từ nách lá cho tốt.Khi nụ chính vươn lên cao thì ta tiến hành lặt chèo, bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chính, chỉ để lại nụ chính thi hoa mới lớn, vun tròn và đẹp.

*  Lưu ý: Nếu vạn thọ trổ sớm thì không nên lặt chèo.

3.5  Kỹ thuật xử lý ra hoa

  • Khi cây được 45 ngày tuổi, nụ hoa phát triển bằng đầu cây nhang là kịp tết.
  • Nếu hoa có khả năng nở sớm hơn, cần hãm bằng cách tưới thêm phân urê theo tỷ lệ 10gram/ 10 lít  nước để tưới,ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây. công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày tuổi.
  • Nếu thấy hoa có khả năng nở muộn hơn dự định thì có thể xử lý bằng cách ngưng tưới nước 1-2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng, khi lá vừa héo rũ thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ, những ngày tiếp theo tưới nước đậm.Đồng thời lãi hết các bông chèo,để lại những bông chính, Có thể sử dụng Kali Nitrat (KNO3) theo nồng độ khuyến cáo để kích thích ra hoa.

3.6  Phòng trừ sâu bệnh

  • Các loại bệnh thường gặp nhất là héo tươi do nấm, quăn đọt do bọ trĩ truyền virus. Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm quá cao, không cân đối dinh dưỡng, khi mưa lớn hoặc tưới mạnh gây xay xát cho cây. Có thể phòng bằng các loại thuốc như Aliette, Rovral, Daconil, Foraxyl phòng trừ các bệnh do nấm gây hại, dùng Starner phòng bệnh do vi khuẩn.Trường hợp bị virus nên nhổ bỏ cây bệnh ra xa khỏi khu vực trồng hoa để tránh lây lan.
  • Vạn thọ thường bị sâu vẽ bùa và sâu ăn lá gây hại, có thể dùng Tregart, Regent để ngừa và trị sâu vẽ bùa, dùng Sherpa, Supracide để phòng và trị sâu ăn lá. Để hoa nở đẹp và đầy đặn, giai đoạn cây có nụ bổ sung thêm kali cho cây .
  • Hoa cúc vạn thọ nên bố trí trồng ở những nơi thoáng mát, không bị bóng rợp, cần theo dõi liên tục quá trình sinh trưởng của cây để kịp thời có biện pháp xử lý. Vào giai đoạn hoa bắt đầu ló ngòng, nên liên tục phun thuốc trừ sâu có mùi nặng (Viphenxa, Supracide) pha loãng để xua đuổi bướm không đẻ trứng.Cần sử dụng thêm phân bón lá thích hợp qua từng giai đoạn của cây để cây cho hoa đẹp,lâu tàn.
  • Vào những ngày cuối năm giáp tết, thời tiết hay nắng nóng khi mang đi tiêu thụ, cần cung cấp đủ lượng nước cho cây thì hoa mới đẹp và lâu tàn.

Hoa cúc mặt trời chăm sóc ra sao?

Cúc mặt trời là những cây ưa nắng, khí hậu khô thoáng, nhu cầu nước thấp. Vì vậy, cúc mặt trời thích hợp trồng ở ban công, ngoài vườn. Theo phương Đông thì cúc mặt trời thể hiện sự trung thực, lòng trung thành và có sức mạnh thu hút may mắn vào nhà.

Cúc mặt trời thể hiện sự trung thực, lòng trung thành và có sức mạnh thu hút may mắn vào nhà. Cúc mặt trời là những cây ưa nắng, khí hậu khô thoáng, nhu cầu nước thấp.

Cúc mặt trời là loại cây bụi sống hằng năm, cao khoảng 20 tới 40 cm, phân cành nhiều nhánh. Hoa mọc ra từ nách lá, có màu vàng tươi. Hình dạng của hoa gần giống như hoa hướng dương nhưng nó rất nhỏ.
cúc mặt trời
Kỹ thuật chăm sóc hoa cúc mặt trời
Chăm sóc: Cần trồng cây ở nơi có nhiều ánh nắng, thoáng, tưới nước vừa phải, vì cây có nhu cầu nước thấp.
Kỹ thuật bón phân:“4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”
  • “4 nhiều” là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa,(4)sau mùa hoa nở.
  • “4 ít” là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa.
  • “4 không” là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều,(4)cây ngủ nghỉ…
  • “3 kỵ” là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu cồ phân lót, phải cách ly một lớp đất.
cúc mặt trời
Kỹ thuật chăm sóc hoa cúc mặt trời
Công thức:
– Tưới đúng cách là bạn thành công 1 nửa ( 50%)
– Bón phân đúng cách và đúng lúc bạn thành công 30%
– 20% còn lại là do thời tiết.
Chúc các bạn thành công với cây hoa cúc mặt trời!

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc

hoa cúc, kỹ thuật trồng, chăm sóc
Hoa cúc là loại hoa có nhiều màu sắc khác nhau và có độ bền hoa tươi lâu hơn so với một số hoa khác. Hoa cúc được trồng để lấy hoa cắt, hoa thảm trong công viên, trong phòng khách, bàn làm việc, trong các lễ hội, sinh nhật, đám cưới … So với một số loại hoa khác, cúc vẫn là cây hoa cho giá trị kinh tế cao và thích hợp trồng nhiều vùng sinh thái khác nhau trong cả nước .
hoa cúc
Hoa cúc là một trong những loài hoa được ưa chuộng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc
I. Chuẩn bị đất trồng1. Làm đất– Chọn đất trồng  cao ráo, có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nư­ớc.- Đất phải đư­ợc cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại.Chú ý không nên làm đất quá nhỏ vì khi mưa, đất sẽ bị đóng váng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con.- Sau trồng một hai vụ, nên luân canh với một số cây trồng khác họ và tiến hành phơi ải đất khoảng 15 – 20 ngày để giảm sâu bệnh phát sinh trên cây hoa.

– Lên luống: Chân luống rộng 1,1-1,2m, mặt luống rộng 80- 90 cm, cao 20 – 30 cm.

2. Bón lót

– Thời gian thực hiện: Trước khi trồng 10-15 ngày

– Liều lượng: 2 tấn phân chuồng+ 30-35 kg super lân+ 3 kg kali/ 1 sào Bắc Bộ

– Cách bón: phối trộn các phân lại với nhau, rắc một lớp phân trên mặt luống trồng. Sau đó, dùng quốc đảo lại một lần.

II. Kỹ thuật trồng

1. Thời vụ trồng

– Vụ Xuân hè: Trồng tháng 3, 4, 5 để có hoa vào tháng 6, 7, 8 (Trồng giống Vàng hè, Trắng hè, Tím hè…)

– Vụ Hè thu: Trồng tháng 5, 6, 7 để có hoa vào tháng 9, 10, 11(Trồng giống Vàng hè, Vàng hoè, Tím hè…)

– Vụ Thu đông: Trồng tháng 8, 9 để có hoa vào tháng 12, 1 (Trồng giống tím sen, Vàng hoè…)

– Vụ Đông xuân: Trồng tháng 10, 11 để cúc ra hoa vào tháng 1, 2 (Trồng giống Vàng Đài Loan, trắng sứ, chi đỏ, chi trắng, chi vàng, vàng pha lê, vàng mai, thọ đỏ…)

2.  Kỹ thuật trồng

– Cây đạt tiêu chuẩn trồng có chiều dài đạt 10-12cm, có 3-4 lá thật, bộ rễ phát  triển đồng đều và dài khoảng 1,5 -2cm mọc xung quanh thân.

– Trước khi trồng cây phải tưới ẩm, đạt 60-65%: đất có độ nâu vừa phải; khi nắm đất, không bị vón.

– Để không bị ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, dùng một que hoặc dùng dầm nhỏ chọc sẵn một lỗ theo khoảng cách phù hợp.

– Mật độ trồng:

+ Với những giống hoa to, đường kính hoa 8 – 12 cm, thân mập thẳng, có bộ lá gọn và để 1 bông trên cây: khoảng cách trồng 10×12 cm hoặc 15 x 15cm, mật độ 40 cây/m2.

+ Với những giống hoa nhỏ, đường kinh 2 – 5 cm, để nhiều bông trên cây: khoảng cách trồng 16 x 18 cm hoặc 18 x 18 cm, mật độ từ 30-  35 cây/m2.

– Để không bị ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, chúng ta dùng một que hoặc dùng dầm nhỏ chọc sẵn một lỗ với khoảng cách theo quy định, sau đó tiến hành trồng.

III. Chăm sóc

1. T­ưới nư­ớc

– Cúc là cây trồng cạn, không chịu đ­ược úng. Độ ẩm đất từ 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% là thích hợp cho hoa cúc. Thời kỳ thu hoạch cần độ ẩm vừa phải để tránh nước đọng, gây thối hoa.

– Có 2 phương pháp tưới: tưới rãnh và tưới mặt. Tưới bằng tưới rãnh có thể duy trì độ ẩm được 7-10 ngày. Còn vào những ngày độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp, ta có thể dùng phương pháp tưới mặt, bằng vòi phun

+Tưới rãnh: Xả nước 2/3 rảnh trong 1-2h, sau đó rút kiệt nước.

+Tưới mặt: Bằng vòi phun

2. Bón phân

– Lư­ợng phân bón thúc cho 1 sào Bắc Bộ 360m2 như sau:

+ Phân lân super 12 kg

+ Phân đạm urê: 10kg

+ Phân Kali sunphat: 6-7kg

– Bón thúc chia làm 4 lần:

– Lần 1 sau trồng 2 – 3 tuần, dùng 2 kg đạm + 3 kg lân. Hòa lẫn vào nhau và tiến hành tưới cho cây.

– Lư­ợng phân còn lại chia đều làm 3 lần, cứ 15 – 20 ngày t­ới một lần, cho đến khi cây cúc bắt đầu hình thành nụ thì dừng lại.

– Cách bón : hòa tan với nước rồi tưới.

3. Làm giàn và tỉa nhánh

– Tiến hành làm giàn khi cây cao 15-20 cm.

– Dùng giàn có lưới đan sẵn hoặc dùng dây cước, đây nilon để làm giàn.

– Tiến hành tỉa nhánh cho cây đến khi hoa nở to: Khi cây đạt chiều cao trung bình 50 – 60cm và bắt đầu xuất hiện chồi nụ.Đối với cúc 1 bông phải tỉa bỏ các cành nhánh phụ và nụ con, chỉ để 1 nụ to trên thân chính. Còn đối với cúc nhiều bông, để chồi cho phù hợp như 5,6, 7 bông.

IV. Phòng trừ sâu bệnh

Trong thời kỳ cây con, cây dễ bị mắc bệnh thối cổ rễ. Cây lớn hay bị sâu và rệp hại. Rệp chích hút nhựa cây, còn sâu ăn lá ảnh hưởng đến diện tích quang hợp, ảnh hưởng thẩm mỹ của cây. Để hạn chế sâu bệnh, nên luân canh với cây trồng khác họ, tốt nhất là cây lúa nước trước khi trồng. Đối với ruộng bị đồng thời sâu ăn lá và rệp hại, dùng những thuốc phổ rộng, có tác dụng đồng thời cả sâu lẫn rệp như thuốc: Suprathion, Score, Vibaba.

Tìm hiểu về cúc sao nháy và kỹ thuật trồng

Cúc sao nháy
Tên khoa học: Cosmos bipinnatus, Cav.  Tên Pháp: Họ thực vật: Tên thông thường Việt Nam: Cúc Sao Nháy, Hoa Chuồn Chuồn.

Trong bộ môn thực vật, họ hàng Hoa Cúc (Compositae: Asteraceae) có thể xem là đa dạng với nhiều loài khá đẹp và rất phổ biến nhiều nơi ở các nước thế giới năm châu. Asteraceae. Cosmos

cúc sao nháy
cúc sao nháy

Riêng tại khí hậu xứ ta, loài hoa cúc sao nháy này cũng rất phổ biến, từ miền cao đến thấp đều có trồng làm cây cảnh ở vườn nhà hoặc nơi công cộng. Vì thế chắc các bạn yêu hoa cũng có lần ngắm nhìn hoa sao nháy mảnh mai với nhiều màu sắc lấp lánh giữa không gian. Nhờ vậy, các nhà thực vật đồng ý đặt tên là hoa Sao Nháy, được ghi vào bộ sổ các loài hoa đẹp đến ngày nay. Để giới thiệu thêm đặc tính của loài hoa cúc này, xin góp vài điều hiểu biết cho các bạn yêu thích hoa này:

Nhìn hình ảnh của cây hoa Sao Nháy, cây Cúc này được lấy tên cosmos mà ta gọi cho đúng nghĩa, là một loại thân thảo rất mảnh mai, mọc thành bụi, cao từ 60 đến 80cm, cho những cọng hoa dài như tăm nhang, gắn trên đầu một nụ hoa tròn, đến nỗi khi nở thành một cái hoa tròn có 8 cánh, đường kính 4-6cm vươn cao làm thành một thảm hoa nhiều màu hồng, trắng, đỏ lung linh trước gió. Nhìn xa hơn, nếu ta có dịp chụp ảnh đứng giữa vườn hoa sao nháy, thì ta như ở giữa bầu trời đầy các vì sao lấp lánh, nhấp nháy như tên gọi thông thường. Cho nên khi nào ta muốn trồng làm cảnh ở vườn nhà, tất yếu phải chọn một vùng đất rộng, thoáng không gian thì mới làm nổi bật được khung cảnh của các vì sao cosmos. Cũng vì thân thảo yếu ớt, quả mảnh mai mà cúc sao nháy ít khi nào sử dụng vào công dụng hoa cúc cắt cành như các anh em cùng giống loài, nên ta ít thấy bày bán, trưng bày hay cúng kiếng. Tuy nhiên không vì lý do này mà sao nháy bị kém phát triển, trái lại càng ngày sao nháy càng được ưa chuộng là loại hoa làm cảnh đẹp cho vườn nhà ở các nơi, nhờ vào bản tính gầy giống, trồng trọt dễ dàng.

Hột hoa cosmos có thể thu hái dễ dàng sau một lứa trồng cây hoa làm cảnh. Khác với các loài cúc anh em với cosmos thì hoa sao nháy tự thụ phấn lấy để sau khi hoa tàn rồi cho nhiều hạt, đầu có 2 móc nhỏ mỗi hạt. Sau khi toàn cây bắt đầu khô héo thì hạt cũng vừa chín tới, có màu vàng đen, vỏ cứng thì ta có thể thu hạt để trồng cho mùa tới dễ dàng. Chớ như thông thường thì cúc vàng, cúc đại đóa v.v… đều là loại hoa cúc thuộc vào hàng cao cấp dùng làm hoa cắt cành, rất khó lấy hạt để làm giống nên phần lớn là phải lấy được con của cây mẹ mà làm cành tuya gầy giống (bouture).

Về kỹ thuật trồng cosmos, từ lâu nay, ta có hai kỹ thuật áp dụng. Việc thứ nhất, ta gieo hạt cosmos tại vườn ươm hẳn hoi. Với những luống ươm rộng 1,20m, dài tối đa 10 mét, ta cũng cuốc, nỉa xới cùng với 50 ký phân chuồng thật hoai và 200g phân hoá học (3 chất NPK) trộn lẫn vào một lượt với phân chuồng để bón lót cho líp 10 m2 ươm. Sau đó, ta tưới tắm trong vòng 6 – 7 ngày cho ấm đất luống ươm, là có thể gieo hạt. Nhờ hạt như tăm nhang, dài cỡ 5 – 6 mm nên có thể bóc từng nhúm hạt mà rải thưa và đều trên mặt luống, hoặc rắc hạt theo hàng dài (chia làm 5 hàng, cách nhau 20 phân trên luống rộng 1,2 mét…). Rắc hạt xong ta nhớ xới xáo nhẹ đất, và nhớ phủ một lớp cỏ hoặc rơm trên mặt luống, đồng thời, tưới hàng ngày cho đủ ấm chờ hạt nảy mầm. Sau một tuần, cây mọc lên, ta mới bỏ rơm, cỏ đậy mặt líp ra, thì cây ươm con bắt đầu tăng trưởng. Khi cây con bắt đầu cao lối một gang tay, thân to cỡ 5 – 6 mm để đủ sức ra ngôi đem trồng ngoài vườn. Thông thường ta có 2 cách ra ngôi, như sau:

1/ Nơi trồng đã dọn đất vào phân sẵn sàng để trồng, thì ta nên nhổ tung cây con ở luống ươm đem ra cấy thẳng vào vườn có sẵn líp đang chờ. Chăm sóc tưới như thường lệ, đừng để cây bị héo khô.

2/ Ta cũng có thể cấy cây con vào bầu nylon và chăm sóc thêm một thời gian cho cây cứng cáp, chờ dịp mang ra trồng thẳng vào vườn công cộng hoặc vườn nhà để mau có hoa vào các dịp cần thiết lễ lộc theo yêu cầu. Sau 30 đến 40 ngày cấy ra ngôi đó, không bỏ bê chăm sóc thì các cây trưởng thành bắt đầu ra nụ hoa tròn, để tuần sau các cánh hoa nở rộ khắp vườn lấp lánh màu sáng trắng, đỏ, hồng, làm tăng thêm vẻ đẹp thiên nhiên.

Việc thứ nhì, cách thức trồng thẳng ra vườn cũng thuận tiện, đỡ công chăm sóc và gầy giống ở vườn ươm, lại rút ngắn thời gian trổ hoa sau ngày gieo hạt. Chỉ cần chăm sóc, làm cỏ sạch, tỉa nhổ cây ở vuông trồng quá rậm, để cây phát triển đều cho nhiều hoa không kém gì hơn lối trồng phải lấy cây con.