Cối bách: Hướng dẫn cách chăm sóc hay

cối bách

Cối bách (giống khác: long bách, chân bách …)

Xuất xứ: Cối bách vốn sinh sản ở vùng phía Nam Đông Bắc và Hoa Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có phân bố.

Đặc điểm: Thích ánh sáng, tính chịu râm cũng rất cao, chịu được lạnh và nóng, thích hợp với nhiều loại đất như đất có tính acid, trung tính và chất vôi, có khả năng chống chọi với khô hạn và ẩm ướt nhất định.

cối bách

Cách chăm sóc:

  1. Vị trí đặt chậu: Đặt trên ban công, bệ cửa sổ hoặch sân vườn có đủ ánh sáng mặt trời.
  2. Cắt tỉa: Dựa theo hình của cây mà cắt tỉa, tỉa bỏ những chồi non không cần thiết.
  3. Bón phân: Chủ yếu là phân gà, bã dầu. Từ mùa hè đến đầu thu, ngoài việc bón thúc ra thì chủ yếu bón bã dầu, phân bón tổng hợp.

Kỳ hạn thay đất chậu:

Thời kỳ thay đất chậu tuỳ thuộc vào loại cây cảnh trong chậu. Thông thường, cây cảnh loại hoa quả là 1-2 năm, cây cảnh lâu năm là 4-5 năm, cây con là 1-2 năm.

Cối Bách (hay còn gọi là long bách, chân bách …) là loại cây cảnh đẹp, được chuộng trồng tại nước ta và trên thế giới. Bạn có thể trồng Cối Bách như là cây cảnh trong nhà.

Hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc các loại cây cảnh Tùng – Bách khác dưới đây:

Kim Dân

Tùng Phô Địa: Trồng và chăm sóc ra sao?

Tùng Phô Địa

Tùng Phô Địa

Xuất xứ: Tùng Phô Địa có nguồn gốc từ Nhật Bản và Thiên Sơn của Trung Quốc.

Đặc điểm: Khả năng thích ứng cao, thích hợp với nhiều loại đất, nhưng sẽ sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và đất thoát nước tốt.

Tùng Phô Địa

Cách chăm sóc:

  1. Vị trí đặt chậu: Đặt trên ban công, bệ cửa sổ, có đầy đủ ánh sáng, che nắng, thông gió, độ ẩm tương đối cao. Trong thời kỳ sinh trưởng không nên để trong phòng thời gian dài.
  2. Tưới nước: Thường xuyên tưới nước, đặc biệt là vào mùa hè những cũng chống tích nước.
  3. Bón phân: Bón thúc mỗi năm 2 lần vào mùa xuân và mùa thu bằng dung dịch phân loãng.
  4. Thay chậu: Thay 2 năm 1 lần trước khi ra chồi non vào mùa xuân.
  5. Cắt tỉa: Cắt tỉa vào mùa xuân trước khi cành non mọc ra. Nên cắt bớt những cành thừa trong thời kỳ ngủ đông, chủ yếu là buộc thô, cắt thô và cắt ngắn.
  6. Sâu bệnh: Thường gặp bệnh mốc, phun dung dịch 1% Bordeaux mixture. Sâu hại thường là nhện đỏ, ve, phun dung dịch 40% Rogor 2000 lần phòng bệnh vào 20% dicofol.

Số lần tước nước:

Tưới nước là một trong những công việc cơ bản trong chăm sóc cây cảnh, tuỳ theo từng mùa mà việc tưới nước cũng không giống nhau. Thông thường, việc tưới nước phải tuân theo nguyên tắc sau:

Mùa xuân, mùa thu mỗi ngày tưới 1 lần, mùa hè mỗi ngày 2 lần, mùa đông 2-3 ngày 1 lần.

Tuy nhiên, đối với những loại cây cảnh khác nhau thì phải dựa vào nhu cầu thực tế mà tưới nước cho hợp lý.

Tùng Phô Địa là loại cây cảnh đẹp, được chuộng trồng tại nước ta và trên thế giới. Bạn có thể trồng Tùng Phô Địa như là cây cảnh trong nhà.

Kim Dân

Tùng La Hán: Loại cây tùng được ưa chuộng

Tùng La Hán (hay còn gọi là Vạn Niên Tùng)

Xuất xứ: Tùng La Hán (hay Vạn Niên Tùng) vốn sinh sản ở những vùng phía Nam sông Trường Giang Trung Quốc. Nhật Bản cũng có trồng loại cây này.

Đặc điểm: Chịu râm tương đối, nửa tính âm, chịu được gió hải triều, khả năng chịu lạnh tương đối kém, ở vùng Hoa Bắc chỉ có thể trồng trong chậu, thích đất cát, thoát nước tốt và ẩm, có thể phối hợp cát và đất mục lượng thích hợp để làm đất trồng.

Khả năng kháng sâu bệnh và chịu đựng các chất độc ở thể khí khá mạnh, tuổi thọ rất dài.

Tùng La Hán

Cách chăm sóc:

  1. Vị trí đặt chậu: Đặt chậy ở ban công, bệ cửa sổ, nơi ôn hoà ấm áp trong phòng có đủ ánh sáng mặt trời. Mùa đông nên chôn chậu trong đất ngoài trời.
  2. Tưới nước: Cần nhiều nước, vào mùa hè phải tưới nước đầy đủ, đồng thời chú ý thoát nước.
  3. Bón phân: Bón phân hữu cơ vào mùa xuân, không nên bón nhiều, đầu tháng 10 hàng năm thì ngừng bón.
  4. Thay chậu: Thay 3 năm 1 lần trước khi ra chồi non vào tháng 3 mùa xuân.
  5. Cắt tỉa, Cắt tỉa, ngắt hoa tuỳ ý.
  6. Sâu bệnh: Không khí khô hanh, thông gió không tốt sẽ có sinh bọ cánh cứng, ve, đồng thời gây nên bệnh bồ hóng. Do đó, luôn phải chú ý thông gió, khi phát hiện sâu hại phải lập tức dùng dung dịch 40% Rogor 1000 lần phun trị bệnh, phun dụng dịch 0,5 – 1% Bordeaux mixture để phòng bệnh.

Cách tưới nước:

  • Dùng bình phun
  • Ngâm chậu: Ngâm nhập miệng chậu trong nước cho thấm đất
  • Tưới nước trực tiếp vào chậu, một khi đã tưới thì phải tưới cho thấm
  • Truyền nước: Đặt thùng nước bên cạnh, dùng một khăn lông nối liền thùng và chậu cây, nghĩa là một đầu khăn thả và nước, đầu kia thả vào mặt đất trong chậu, tưới bằng nguyên lý truyền nước. Cách này được dùng khi không có người chăm sóc chậu cảnh trong một thời gian dài.

Tùng La Hán là loại cây cảnh đẹp, được chuộng trồng tại nước ta và trên thế giới. Bạn có thể trồng Tùng La Hán như là cây cảnh trong nhà, mang lại niềm vui và sự an lành cho gia đình.

Kim Dân

Lạc diệp tùng (tùng rụng lá) chăm sóc làm sao?

lạc diệp tùng

Lạc diệp tùng (hay còn gọi là tùng rụng lá)

Xuất xứ: Lạc diệp tùng bắt nguồn từ vùng Đông Bắc, Hoa Bắc Trung Quốc.

Đặc điểm: Cây chịu lạnh, thích hợp với khí hậu ôn hoà ấm áp, khả năng thích ứng khá cao, thích hợp với nhiều loại đất.

lạc diệp tùng
Là loài cây có biểu hiện sức sống rất mạnh vào xuân, nên cây Lạc diệp Tùng trên đã tạo được ấn tượng tươi mát, mạnh mẽ. Đúng là một biểu tượng tốt cho mùa xuân.
Cây tuy còn trẻ (khoảng dưới 15 tuổi ) nhưng đã có dáng dấp một cây già lão với phong cách khá tự nhiên.

Cách chăm sóc: 

  1. Vị trí đặt chậu: Đặt ở nơi đủ ánh sáng, thông gió, mùa hè nên đặt dưới lán che mát, trên giá thông thoáng.
  2. Tưới nước: bên cạnh việc tưới nước phải kết hợp phun nước lên bề mặt lá. Sự oi bức trong những đêm hè có thể gây hại đến cành lá, do đó phải phun sương nước lạnh để cây không bị suy yếu.
  3. Cắt tỉa: Lạc diệp tùng ra chồi non trễ, không nên cắt cành hoặc cắt bỏ những cành không cần thiết quá sớm, thường phải đợi sau khi chồi non bắt đầu nhú lên mới cắt tỉa.
  4. Thay chậu: khoảng 2-3 năm thay chậu 1 lần.

Các cách làm sạch đất: 

  • Ủ cho lên men
  • Phơi nắng
  • Cho bốc hơi
  • Dùng dược phẩm khử trùng
  • Đốt

Lạc diệp tùng (hay còn gọi là tùng rụng lá) là loại cây cảnh đẹp, được chuộng trồng tại nước ta và trên thế giới. Bạn có thể trồng lạc diệp tùng như là cây cảnh trong nhà.

Kim Dân

Tùng tuyết: Kinh nghiệm trồng và chăm sóc

Tùng tuyết (hay còn gọi là Tuyết Tùng)

Xuất xứ: Tùng tuyết vốn sinh sản ở vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn, hiện nay tại các thành phố lớn thuộc lưu vực sông Trường Giang đều có trồng. Những thành phố ở phương bắc như Bắc Kinh, Lữ Thuận cũng trồng tương đối nhiều.

Đặc điểm: Cây có khả năng chịu bóng râm nhất định, cây con chịu râm khá tốt, thích khí hậu ôn hoà mát mẻ, có khả năng chịu lạnh nhất định, chịu khô tương đối tốt, thích hợp với đất thoát nước tốt, sống được trong đất có tính acid và hơi kiềm, không chịu được tích nước và khói, lưu huỳnh dyoxit ở thể khí sẽ khiến cho lá non bị héo nhanh chóng.

tùng tuyết
Khi trồng tùng tuyết hay tuyết tùng bạn cần lưu ý là cây chịu ngập úng rất dở, nên chỉ cần giữ ẩm cho chậu đất là được.

Cách chăm sóc:

  • Vị trí đặt chậu: Nên đặt ở ban công, bệ cửa số hay sân vườn có đầy đủ ánh sáng.
  • Cắt tỉa: Chủ yếu phải giữ phần ngọn của cây, nếu làm gãy phải kịp thời chọn 1 cành khoẻ bên cạnh để chống đỡ.
  • Bón phân: Từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau có thể dùng bánh đậu ủ đã phân huỷ làm phân bón gốc, trong thời kỳ sinh trưởng thì dùng dung dịch phân bón bổ sung, mùa hè có thể không cần phải bón.
  • Tưới nước: Tùng tuyết sợ ngập nước, chỉ cần giữ ẩm cho đất trong chậu là được.

Tùng tuyết (hay còn gọi là Tuyết Tùng) là loại cây cảnh đẹp, được chuộng trồng tại nước ta và trên thế giới. Bạn có thể trồng tùng tuyết như là cây cảnh trong nhà.

Kim Dân

Tùng kim tiền: Bí quyết phối hợp đất trồng

Tùng kim tiền

Xuất xứ: Tùng kim tiền có nguồn gốc từ Trung Quốc, đặc biệt vùng hạ lưu Trường Giang.

Đặc điểm: Thích khí hậu ấm áp ôn hoà, thích hợp với đất acid, tính chịu hàn không mạnh, không chịu được khô hạn, không chịu tích nước.

tùng kim tiền

Cách chăm sóc:

  1. Vị trí đặt chậu: Nên đặt chậu ở sân vườn, ban công, bệ cửa sổ có đủ ánh sáng và độ ấm. Mùa hè phải che bớt nắng, ở khu vực phía Bắc vào mùa Đông nên đặt trong phòng.
  2. Tưới nước: Không chịu được khô và úng, phải luôn giữ cho đất trong chậu ẩm ướt và chống úng.
  3. Bón phân: Hàng tháng nên bón nước bánh dầu, nước phèn pha loãng hoặc phân chuồng mục nát, đến tiết lập thu thì ngừng bón.
  4. Thay chậu: Khoảng 3-4 năm thay 1 lần, lúc thay phải chú ý giữ lại đất, rễ.
  5. Sâu bệnh: Thời kỳ nảy mầm của cây trồng bằng hạt rất dễ sâu bệnh, ngâm hạt giống bằng dung dịch đồng sunfat 1% trong 24 giờ rồi đem gieo hạt có thể phòng được bệnh, hoặc dùng dung dịch 70% sodium p (dimethylamino) benzenediazo sulfonate 700 lần phun để phòng trị. Sâu hạn chủ yếu là kén bướm, phải kịp thời gỡ kén xuống, đồng thời dùng dung dịch 70% trichlorfon 1000-5000 lần phun diệt ấu trùng.

Cách phối hợp đất trồng:

  • Cách phối hợp đất trồng tùng bách: Cát 10% + đất than bùn 40% – 50% + đất vườn 30% – 40% + đất tro mục 10% + tro cây cỏ lượng thích hợp.
  • Cách phối hợp đất trồng các loại cây tạp: Cát 5% + đất than bùn 30% – 40% + đất vườn 20% – 30% + đất lá cây mục 30% + tro cây cỏ lượng thích hợp.

Tùng kim tiền là loại cây cảnh đẹp, được chuộng trồng tại nước ta và trên thế giới. Bạn có thể trồng tùng kim tiền như là cây cảnh trong nhà.

Kim Dân