Cách chiết cành và giâm cành cây Phật thủ

phật thủ

1. Phương pháp chiết cành.

Chiết cành là tạo ra sự mọc rễ ở cành để có cây con đem trồng.

Sự chiết cành dựa vào tập tính của cây là: Rễ cây hút thức ăn trong đất gồm các hợp chất hữu cơ, các muối khoáng. Các chất này (gọi là nhựa nguyên) được vận chuyển đưa lên lá. Nhờ ánh sáng mặt trời, lá được quang hợp, nhựa được vận chuyển đến các bộ phận của cây. Khi ta cắt khoanh vỏ cành, nhựa bị chặn lại, nên các mô tế bào sùi ra thành một lớp rễ. Vì vậy việc khoanh vỏ phải làm tốt, cạo đến lớp gỗ, nếu còn một phía nào không cạo hết thì việc ra rễ không thực hiện được. Cây để chiết chọn cây mọc khỏe, sung sức, có phẩm chất quả tốt, cây không bị bệnh nhất là bệnh vàng lá ở cam quýt.

Chọn cành cây phật thủ chiết là cành đã ổn định, vỏ cành màu nâu, cành to vừa phải, đường kính cành khoảng 2cm. Cành nhỏ sẽ phát triển chậm, cành to quá thì hại cây.

Tuyệt đối không dùng cành bị sâu bệnh, bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá. Không chiết các cành vượt, cành la, cành yếu. Không nên chọn cành mọc ở thân ra.

Nên chọn cành đã phân nhánh, cành ra quả bình thường. Trước khi chiết nên đánh dầu bằng vôi cành định chiết. Trong một cây không nên chiết quá nhiều cành vì sẽ hại cây. Cây được chọn để chiết cành phải bảo đảm cho cây mẹ cân đối, giữ được khung cành phân bố đều, cây sinh trưởng phát triển tốt.

phật thủ
Trồng và chăm sóc cây phật thủ

Cành chiết cành phật thủ như sau:

– Khoanh vỏ: Đối với cành có đường kính 1,5cm thì khoảng cách khoanh là 3cm. Dùng dao cắt hết lớp vỏ, cạo kỹ xung quanh. Đối với loại cây có nhựa mủ, nên để sau một tuần lễ mới bó bầu, nếu bò bầu ngay sau khi cạo thì loại cành này sẽ không ra rễ. Loại cây không có mủ cũng để vài ngày sau mới bó bầu.

– Nguyên liệu làm bầu: Dùng đất thịt nhẹ, phơi khô để ải, đập nhỏ trộn với 1/4 phân chuồng mục và 1/4 mùn đã phân giải để giữ cho bầu chiết tơi xốp và giữ được độ ẩm cần thiết cho sự ra rễ. Để cành chiết ra rễ nhanh và tốt thì dùng thêm hóa chất kích thích.

Các nguyên liệu trên có thể trộn với chất kích thích đã pha sẵn, nắm thành từng nắm to nhỏ tùy theo cành chiết.

Chất kích thích dùng để chiết cành thường là IBA, IAA. Cách dùng theo sự chỉ dẫn trên bao bì.

– Cách bó bầu: Khi đã có bầu nắm sẵn thì dàn đều đất bầu xung quanh cành và phủ chờm ra hai đầu nơi đã cạo vỏ rồi nắm lại. Sau đó dùng giấy PE bọc ngoài, buộc chặt hai đầu bằng sợi nylon bền để giữ ẩm, thuận lợi cho rễ phát triển. Chăm sóc bầu chiết phải luôn đủ ẩm cho rễ phát triển tốt. Không dùng manh chiếu, mo cau, bao tải để bọc vì bầu dễ khô, không ra được rễ.

Thời vụ chiết cành ở miền Bắc thường là vụ xuân (tháng 3, 4), vụ thu (tháng 8 – 9). Trong 2 thời kỳ này, khi chiết cũng cần chọn lúc cây ngừng sinh trưởng lá non. Khi cây đang có mầm non nếu chiết cành, rễ không phát triển được.

Có loại cây có thể chiết quanh năm như cam, chanh, bưởi, quất, nhưng cũng phải chọn lúc cây không có mầm non ra rộ mới được chiết.

Thông thường cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như cam, quýt, bưởi, nhãn… trồng ở miền Bắc chiết vào vụ xuân, hạ gốc vào vụ thu. Các cây có gốc ôn đới như đào, mơ, mận… chiết vụ Đông (sau khi đã rụng lá), hạ bầu đầu vụ xuân (trước lúc ra hoa) tỷ lệ sống cao.

Cây mít chiết vào tháng 3 và chiết táo vào tháng 8 là thích hợp

Sau khi chiết được 3 – 4 tháng cành chiết có rễ đủ tiêu chuẩn thì dùng cưa cắt cành rời khỏi cây mẹ đem gơ.

Cành cắt đem gơ bầu phải có nhiều rễ, rễ đã chuyển sang màu nâu vàng. Nếu rễ còn non như rễ chuối thì cành mang gơ dễ bị chết.

Sau khi cắt cành, phải tỉa đi một nửa số lá hoặc nhiều hơn, nếu để toàn bộ lá, lá sẽ phát tán mạnh trong khi rễ chưa hút đủ nước, các cành lá sẽ khô và bầu chiết dễ chết.

Ngoài việc tỉa lá, phải mở dây buộc 2 đầu bầu rồi nhúng vào nước độ 1 giờ lấy ra, dùng rơm rạ mục trộn với phân hoai và bùn ao đắp thêm vào bầu và xếp vào vườn ươm, buộc cành cho gió không lay; phủ cắt lắp bầu, phủ rơm và tưới ẩm che chắn cho cây. Mùa xuân đem trồng.

2. Phương pháp giâm cành cây phật thủ

Nói chung, các cây đều có khả năng ra rễ và mọc cây từ thân. Những cây có vỏ dày, nhiều nhựa thì khả năng này càng lớn. Các cây: dâu da, phật thủ, lựu… giâm cành dễ dàng. Nhưng nhiều cây ăn quả khác đòi hỏi đầu tư công phu hơn mới cho kết quả như: Hồng, vải, bưởi, cam, chanh.

Cách làm : Chọn cành bánh tẻ trên những cây khỏe, không sâu bệnh và phẩm chất tốt. Cắt đoạn cành dài khoảng 15 cm, cắt bớt lá (nên chọn cành phía có nhiều ánh sáng, sức sống mạnh). Cắm phần gốc vắt xuống đất ẩm và nhiều mùn, để trồi lên mặt đất độ 2 – 3 cm. Phía dưới đất từ 1/3 đến 1/2 cành giâm nghiêng hướng về ánh sáng mặt trời. Tưới ẩm hàng ngày, vài tuần sau sẽ mọc rễ và cho ta một cây đem trồng.

Những cây khó giâm như hồng, mít… ta nhân giống từ rễ của chúng. Thông thường các cây này vốn có cây con mọc từ phần rễ nổi trên mặt đất. Ta chặt phần rễ đó đem giâm, hoặc đào một phần cho rễ nổi lên rỗi chặt một đầu cho đứt hẳn. Phía rễ còn lại ta tưới ẩm và đắp đất có đủ dinh dưỡng, về sau phần rễ này sẽ mọc cây con. Cũng có thể cắt đứt hẳn từng đoạn rễ có đường kính trên 1cm đem giâm ta cũng sẽ có cây con như các loại cành giâm khác.

Phương pháp giâm cành không phức tạp song phải đầu tư công sức mới có kết quả như các cây khó giâm (cam, hồng). Phương pháp này bảo đảm được tính chất của cây bố mẹ mà ta mong muốn.

Kỹ thuật chăm sóc cây phát tài ra hoa

cây phát tài

Bình thường hoa của cây phát tài có thể sống khoảng 2 tháng! Nếu bạn muốn hoa nở vào Tết Nguyên đán thì chúng ta phải chuẩn bị từ tết dương lịch.

Hôm trước, về quê thấy mấy cây thiết mộc lan (hay còn gọi là cây phát tài) ra hoa trắng trắng nhìn xinh lắm, tôi bèn tìm hỏi kỹ thuật chăm sóc nó thế nào mà có thể ra hoa chứ thường thấy nó chẳng có bông hoa nào. Trước đây tôi cứ ngỡ nó chẳng bao giờ có hoa cả.
Kỹ thuật chăm sóc cây phát tài ra hoa
Nay xin chia sẻ với các bạn bí quyết hữu ích này:
– Thứ nhất Cây phải trồng trong chậu.
– Đưa chậu cây ra phơi nắng cả ngày, tuyệt đối không được tưới nước trong ngày.
– Cuối ngày (khoảng 18:30 – 19:30) bạn lấy vài cục nước đá để vào chậu cây cách gốc từ 10cm – 15cm.
– Làm liên tục đến khi thấy cuống hoa xuất hiện và dài khoảng 10cm. Lúc này chúng ta có thể tưới nước trở lại bình thường, lúc này cây cần nước và ít nắng trong ngày , do đó không để thiếu nước được. Hoa mọc theo hình tháp, khi hoa bắt đầu nở bạn sẽ thấy rất nhiều ong đến.
– Để giữ hoa lâu tàn bạn nên treo một bao vải chứa chất diệt côn trùng; nhớt cũ của xe gần hoa. Bình thường một hoa có thể sống khoảng 2 tháng! Nếu bạn muốn hoa nở vào Tết Nguyên đán thì chúng ta phải chuẩn bị từ tết dương lịch.
Kỹ thuật chăm sóc cây phát tài ra hoa
Kỹ thuật chăm sóc cây phát tài ra hoa
Kỹ thuật chăm sóc cây phát tài ra hoa
Kỹ thuật chăm sóc cây phát tài ra hoa

Hướng dẫn trồng cây nguyệt quế xanh tốt

nguyệt quế

1. GIỚI THIỆU
Tên tiếng Việt: Nguyệt quế, Nguyệt quới, Nguyệt quí.
Tên tiếng Anh: Orange Jasmine.
Tên khoa học: Murraya paniculata (L.) Jack.
Họ: Rutaceae – Họ Cam.
Bộ: Rutales – Bộ Cam.

2. NGUỒN NGỐC
Cây có nguồn gốc từ châu Á.
Ở Việt Nam cây mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa từ các tỉnh miền Bắc đến Trung Bộ, dọc theo các bờ nước, thung lũng, ven khe hay dưới tán rừng nhiệt đới vùng đồi núi trung du.
Ngày nay, cây được trồng ở khắp mọi nơi với nhiều mục đích sử dụng khác nhau (làm cảnh, làm thuốc,…).

 

cây nguyệt quế
Hướng dẫn bạn cách trồng cây nguyệt quế

3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

Cây gỗ nhỏ, cao 2 – 8m, vỏ thân nhẵn, màu trắng vàng nhạt, bóng, phân cành sớm, dài, thấp, mọc cong lên, mập, cong queo.
Lá kép lông chim lẻ, mang 5 – 9 lá phụ, mọc cách, nguyên, dạng bầu dục thuôn, đầu lá tù có mũi, gốc nhọn, màu xanh lục bóng, nhẵn, có đốm tuyến rất nhỏ, dai, thơm, gân nổi giữa rõ, gân bên mảnh.

4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Cụm hoa chùy nhỏ ở nách lá hay đầu cành. Hoa lớn, hoa trắng vàng nhạt, thơm (nhất là ban đêm). Lá đài hợp ở gốc cao 0.15 cm, màu xanh. Cánh tràng thuôn đều dài 1.5 cm. Nhị đực 10. Hoa có quanh năm.
Quả mọng, hình cầu hay trứng, gốc có đài còn lại đầu nhọn, màu đỏ, thịt nạc, 1 – 2 hạt.
YÊU CẦU SINH THÁI
Nhiệt độ: cây có thể sống và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23-29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC.
Ánh sáng: cây không thích ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều  ở Việt Nam)
Độ ẩm: cây cần độ ẩm cao.
Đất đai : đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp.

5. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GiỐNG
Có 4 phương pháp thường áp dụng :
Gieo hạt:
Chiết cành:
Chọn cây khỏe mạnh, không có triệu chứng bệnh, chọn cành bánh tẻ (không già không non), sinh trưởng tốt, vị trí ở ngoài trảng.


6 ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG, CHĂM SÓC VÀ NHÂN GIỐNG

Ghép mắt:
+ Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh.
+Chọn nhánh ghép : Chọn cây mẹ tốt, sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài trảng, sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa hoặc nhỏ hơn miệng ghép, chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể.
Giâm cành

7. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

SÂU VẼ BÙA (Phyllocnistis citrella Stainton).
Sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo. Sự phá hại của sâu làm cho lá co dúm, quăn queo, hạn chế quang hợp. Ngoài ra, các vết thương do sâu nên trên lá và chồi điều kiện cho bệnh loét phát triển.
Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục có thể hạn chế được phá hại của sâu.
Dùng các loại thuốc nội hấp như Cymbush 8cc/bình 8 lít nước, Bi 58 nồng độ 0,1 %, Lannate 20g/bình 8 lít nước.

RẦY MỀM (Toxoptera sp):
Thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển.
Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít), Polytrin P 440EC (8-15cc/bình 8 lít).

RẦY CHỔNG CÁNH (Diaphorina citri Kuwayama).
Tác hại của rầy chổng cánh: trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non, làm đọt non bị chết.

Tập quán sinh sống của rầy chổng cánh.

  • Gây hại trên các cây cảnh : Nguyệt quới, cần thăng, kim quýt, quất, phật thủ.
  • Nguyệt quới là cây được rầy chổng cánh ưa thích nhất.
  • Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió
  • Bị hấp dẫn bởi màu vàng và vàng nâu.
  • Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non.

Thiên địch của rầy chổng cánh: Rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một số thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa, ong ký sinh và nấm.
Phòng trừ rầy chổng cánh:

  • Không nên trồng nguyệt quế gần vườn cam quýt
  • Thường xuyên phun thuốc để trừ rầy
  • Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung để xịt thuốc trừ rầy.
  • Thường xuyên xem xét để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.
  • Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc hợp lý.

8. Phun thuốc cho cây nguyệt quế:
+Khi cây ra đọt non 1-2 cm.
+Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến.
+Phun tập trung vào các đợt đọt non.
Dùng các loại thuốc như:
Applaud 10wp                      8g/bình 8 lít nước
Applaud mipc                     12g/bình 8 lít nước
Trebon 10EC                      8cc/bình 8 lít nước
Bassa 50EC                      16cc/bình 8 lít nước

9. BỆNH LOÉT (Canker)

Do vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại. Dễ thấy nhất trên lá và trái. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng nước, màu xanh sậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái, chung quanh vết bệnh trên lá có thể có quầng vàng.

Biện pháp phòng trị: Cắt bỏ, tiêu hủy những cành, lá bệnh

Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc, Kasuran BTN (1,5-2%), hoặc Zineb 80 BHN (1/500-1/800)

Xử lý hạt, mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt (nước: 5nóng: 5 lạnh) trong 20 phút.

10. BỆNH THỐI GỐC CHẢY NHỰA 

Do nấm Phytopthora sp gây ra. Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây nguyệt quế ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ, mảnh, ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng.

Phòng trừ: Chọn gốc ghép chống chịu bệnh, đất trồng phải ráo, không tủ cỏ rác, tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Nên theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi dung dịch thuốc tím 1% hay bằng các loại thuốc như Captan 75 BTN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Copper B,…

Để sung cảnh ra quả như thế nào?

Để sung cảnh ra quả

Sung là cây thân gỗ lâu năm có tên khoa học là Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga King), thuộc chi Ficus, họ dâu tằm (Moraceae). Sung ưa đất ẩm, nhiều ánh sáng, thường mọc hoang ở những nơi như bờ sông, bờ suối, khắp các vùng đồng bằng, ven chân rừng ở những nơi hợp thủy.

Cái mà người ta gọi là quả thực ra đó là tập hợp của nhiều hoa nhỏ bên trong tạo thành quả giả hình trái lê, bên ngoài có lớp lông mịn, cuống ngắn. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, có mùi thơm hấp dẫn. Quả thường mọc từng chùm trên thân và những cành không mang lá đã hóa gỗ. Sung có nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…cũng có những giống không cho quả, có giống khó ra quả nếu không được tác động bàn tay con người.

 Trong chi Ficus, cây vả (Ficus auriculata Lour.) cũng có quả ăn được, tương đối giống cây sung, nhiều người lầm lẫn. Nhiều người không sành đã mua phải những cây sung cảnh bán rong trên đường phố mặc dù cây còn nhỏ mà sai chi chít quả, về nhà vài ngày mới phát hiện ra là nghệ thuật gắn keo con voi.

sung cảnh
Trồng cây sung cảnh ra quả

Cây sung cảnh nhà bạn trồng được 5 năm rồi, gốc to, thân cao, nhiều cành mà không ra quả có thể do những nguyên nhân sau đây:

+ Có thể giống này không cho quả: Bạn hãy quan sát kỹ trên lá, nếu lá to hình mũi giáo, lá non có lông cả 2 mặt, lá già cứng, nhẵn, trên lá thường có những mụn nhỏ (do con sâu thuộc họ Psyllidae ký sinh) gọi là “vú sung” thì sớm muộn gì cây cũng sẽ cho quả, nếu không thấy các đặc điểm nêu trên thì có thể là giống không cho quả hoặc khó ra quả. Trong trường hợp này bạn nên tìm những cây sung đã cho quả chiết lấy cành hoặc lấy quả chín gieo trồng và tạo cây bonsai mới nếu muốn chơi sung như một biểu tượng của sự no đủ, tốt lành và may mắn (sung nở hoa).

+ Nếu có các đặc điểm như nêu ở trên (đúng là giống sung cho quả), muốn cho sung ra quả có thể làm theo những cách sau:

– Ngừng tưới nước cho cây sung cảnh 15-20 ngày, vặt bỏ hết lá trên cây. Sau đó cây sẽ ra một đợt lá mới và hình thành nụ hoa và ra trái (khoảng 3 tháng). Mùa hoa thường từ tháng 6-8, mùa quả tháng 9-11, do vậy nên làm vào cuối mùa xuân.

– Dùng dao khía vài nhát vào thân cây cho chảy nhựa (khứa vừa đến phần gỗ), chỗ gần gốc cây sẽ kích thích cây ra hoa, ra quả.

– Nếu trồng trong chậu thì nên thay chậu to hơn, thay từ 1/2 đến 2/3 đất mới có bổ sung phân vi sinh, bít các lỗ thoát nước lại, ngưng tưới nước hoàn toàn cho tới khi cây rụng hết lá, khía thêm vài nhát nơi thân nhẵn, sau 2-3 tháng cây sẽ thay lá mới và sẽ ra, ra quả.

+ Sau mỗi đợt ra quả bạn cần bón bổ sung một lượng phân NPK, tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mã quả đẹp theo ý muốn. Khi quả đã rụng hết còn lại cùi hoa bám vào thân cây mẹ, sang năm từ cùi hoa này sẽ đâm ra những chồi hoa mới, tiếp tục cho quả. Nếu cắt bỏ những cùi hoa này thì cây sẽ không tự mọc ra chồi mới ở vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già, ngày càng lên cao nên mất cân đối và rất xấu. Vì vậy, khi thay chậu không được cắt bỏ các cùi hoa này. Muốn hoa ra chỗ khác cũng nên khía nhẹ như đã nói ở trên.

+ Nếu do chăm sóc nhiều, lá sung to, dày nên không đẹp, muốn làm cho lá nhỏ lại, khi mầm lá nẩy ra được 2-3 lá, bạn dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.

Kỹ thuật chăm sóc cây bồ đề

Cây bồ đề

Đặc điểm sinh thái: Bồ đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối khoẻ nhưng không chịu được nhiệt độ cao và khô hạn. Cây phát triển mạnh trên đất sâu ẩm, tơi xốp, đất trồng lúa nương sau 1-2 vụ. Ở vùng cao thích hợp với loại bồ đề nhiều nhựa. Ở vùng thấp nên trồng bồ đề ít nhựa để lấy gỗ.

Giá trị kinh tế:

Gỗ bồ đề mềm, nhẹ, thớ mịn và đều, ít cong vênh, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ bóc thành tấm mỏng rất thuận tiện trong công nghiệp giấy, làm diêm, tăm… Nhựa bồ đề (cánh kiến trắng) thơm dùng trong công nghệ thực phẩm nước hoa và trong y học…

Kỹ thuật gây trồng:

Chủ yếu và phổ biến là gieo hạt thẳng. Thời vụ trồng thích hợp từ tháng 10 đến tháng 12.

Xử lý hạt: Ngâm hạt vào nước lã lấy hạt chìm ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh từ 3-6 tiếng rồi ủ 1-2 ngày sau đó đem gieo.

Mật độ trồng 2500 cây/ha (cây Xcây = 2m; Hàng X hàng = 2m). Cuốc hố 40X40X40 cm, lấp đất nhỏ và gieo hạt ngay, mỗi hố 4-5 hạt dùng đất tơi nhỏ lấp kín hạt dày 2cm.

Chăm sóc:

Năm thứ 1:

Lần 1: Xới nhẹ xung quanh gốc

Lần 2: Phát cỏ dại, cuốc quanh hố sâu 10-15cm, đường kính 180cm, tỉa chỉ để lại 1 cây tốt trong hố.

Lần 3: Phát cỏ dại, dây leo chèn ép, vun gốc.

Năm thứ 2: Phát chăm sóc, tỉa thưa, chỉ để lại 1600 -1700 cây/ha.

Năm thứ 3: Tỉa còn 1200-1300 cây/ha.

Năm thứ 4: Tỉa còn 900-1000 cây/ha.

Bảo vệ rừng trồng tránh sự phá hoại của trâu bò. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp diệt trừ, tránh để lan rộng gây ảnh hưởng đến rừng trồng.

Chăm sóc cây xương rồng như thế nào?

Xương rồng

Cây xương rồng và cây mọng nước nói chung là những cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất trong đất và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.

cây xương rồng
Một chậu xương rồng kiểng đẹp

1. Nước:

Cây xương rồng và cây mọng nước không cần nhiều nước. Điều quan trọng nhất là không để chúng bị ngập hoặc úng nước. Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp (đất cát pha thịt), nền đất cần thoát nước dễ dàng. Trường hợp trồng cây trong chậu, dưới đáy phải có lớp sạn sỏi và có lỗ thoát nước đủ rộng để nước trong chậu không bị ứ đọng. Bị úng nước lâu, cây dễ bị thối rữa từ rễ dần lên thân cây.

Mùa mưa, nhất là vùng tập trung mưa như ở Đồng bằng sông Cửu Long (từ tháng 5 đến tháng 10), cần lưu ý che chắn và làm rãnh thoát nước cho cây xương rồng. Nếu có điều kiện, nên để xương rồng trong nhà kiếng hoặc che chắn bằng mái nylon để dễ kiểm soát lượng nước tưới. Tưới xương rồng mới ươm hạt hoặc mới tháp vào chiều mát thì tốt hơn là tưới vào buổi sáng hoặc lúc trời nắng. Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém làm cây dễ bị nhiễm bệnh hơn. Mùa nắng, từ tháng 11 đến cuối tháng 4, cách khoảng 2-3 ngày nên tưới cây một lần, có thể tưới phun hoặc tưới ngập vừa đủ ướt trên mặt đất. Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn cây trồng trực tiếp trong nền đất.

Chậu càng nhỏ thì cần tưới nhiều hơn chậu lớn. Hễ thấy mặt đất bắt đầu khô thì có thể tưới. Cây trồng trực tiếp dưới đất ngoài vườn thì tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và chừng 2 lần/tuần vào mùa hè (đối với những nơi có đủ 4 mùa trong năm). Các mùa khác thì tùy biến đổi của thời tiết thì có thể tưới 1-2 lần/tuần.

2. Ánh sáng và không khí:

Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây Xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày).

Đối với cây Xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng “cháy da cây”, thân bị nám vàng nâu hoặc đen. Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần. Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng, bao lơn nhà.

Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.

3. Nhiệt độ:

Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

4. Dinh dưỡng:

Mặc dầu, cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất. Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác.

Công thức NPK tổng quát cho cây xương rồng là 15 – 15 – 30. Trong thực tế, ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau:

Thời kỳ sinh trưởng – Công thức phân bón N – P2O5 – K2O:

  • Thời kỳ cây con 16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 0
  • Thời kỳ tăng trưởng 18 – 19 – 30 hoặc 20 – 30 – 20
  • Kích thích ra hoa 10 – 60 – 10
  • Thời kỳ ra hoa 6 – 30 – 30

Hiện nay, trên thị trường có nhiều bình phân bón pha sẵn cho người trồng xương rồng, trong đó có công thức và hướng dẫn cách pha tưới. Liều lượng pha tưới thường vào khoảng 1 – 1.5 g/lít nước.