Ghép bonsai linh sam theo kinh nghiệm của Trần Thắng

ghép bonsai linh sam

Tuyệt chiêu ghép bonsai linh sam

Phương pháp ghép bonsai linh sam này anh Trần Thắng không cần keo liền sẹo, không cần hóc môn sinh trưởng gì hết. Thứ duy nhất là một con dao thật sắc. Đầu tiên là chọn cành ghép. Cành có lá thì tỉ lệ ghép dính sẽ cao hơn, không nên chọn đoạn cành không có lá và càng không nên chọn đoạn cành đang ra chồi.


ghép bonsai linh sam
ghép bonsai linh sam
Tiếp theo mấy bước sau phải làm nhanh kẻo nhựa bị khô khó dính. Cắt hết lá đoạn cành ghép bằng kéo. Đừng dùng tay bứt lá sẽ dễ bị dập mầm ngủ. Sau đó láy dao ghép vát chữ V đoạn gốc,dùng ngón tay cái tì lên dao để vết cắt được mịn.

ghép bonsai linh sam
Lấy dao ghép cắt chữ V trên thân ghép như hình vẽ. Vết cắt cần tới lớp gỗ để tầng sinh mô của gốc ghép và cành ghép có cơ hội tiếp xúc với nhau. Nói một cách đơn giản là tầng sinh mô là lớp tế bào nằm giữa võ và lõi gỗ, nó có khả năng sinh ra lõi gỗ và vỏ cây. Tầng sinh mô của gốc ghép và cành ghép tiếp xúc với nhau là mấu chốt của việc có ghép thành công hay không.

ghép bonsai linh sam
Nhét cành ghép vào gốc ghép

ghép bonsai linh sam
Dùng dây buột cố định phần tiếp xúc

ghép bonsai linh sam
Lấy bị nilong quấn kín cành ghép để cành không bị khô

ghép bonsai linh sam
ghép bonsai linh sam
Chăm sóc cây sau khi ghép

Sau khi ghép bonsai linh sam tầm 1 tuần, bạn mở nilong ra xem,nếu chưa dính thì ghép lại! Còn nếu may mắn dính rồi thì ta đậy nilong lại, đồng thời cắt bỏ những cành xung quanh để nhựa dồn về cành ghép.

Lưu ý rằng không cắt sạch nhánh xung quanh vì lúc này cành gép chưa có khả năng biến nhựa nguyên thành nhựa luyện nếu bạn cắt sạch cành xung quanh thì cành ghép không kéo nổi nhựa lên thế là cành chết.

Sau 30 ngày cành ghép đã nảy chồi mới. Đợi mầm chuyển sang màu xanh đậm thì bạn dùng dao rạch một lổ cho mầm thoát ra, nhớ đừng mở nilong sớm kẻo cành héo và chết.

ghép bonsai linh sam

Kinh nghiệm trồng linh sam thành công

cây linh sam

Linh sam là giống cây ưa nước. Ở trong rừng cây sống ven suối, vào mùa mưa nước chảy ngập cả tháng cây vẫn sống tốt. Nhưng là nước suối chảy cây mới thích, chứ nếu ngâm cây vào chậu nước 1 tháng cây chết chắc luôn, vì đó là nước tù đọng thiếu oxy. Để nước đủ oxy, phải dùng khay mỏng và bề mặt khay rộng để đựng nước.

  • Hỏi: Khi mới mua về cây linh sam được trồng trong cát mịn, đã có khá nhiều rễ. Mình thay sang chậu to hơn nhưng cây bị vàng lá và rụng. Vậy mình cần phải làm gì?
  • Đáp: Việc thay đất làm bộ rễ bị tổn thương, khiến cây không lấy được nước dẫn tới rụng lá. Đối với linh sam, bạn hãy đặt cả chậu cây vào một khay nước mỏng, sau chừng 1 tuần cây sẽ hồi lại thì nhấc cây khỏi khay nước.

Chất trồng cho Linh Sam.

  • Đối với cây đã sống khỏe: 30% tro trấu, 30% mụn dừa, 20% cát mịn, 10% cát thô, và 10% Phân bò hoai mục.
  • Đối với cây phôi mới khai thác: 100% cát.

Công thức đất trồng linh sam trên chỉ là tham khảo, nó thay đổi rất nhiều tùy điều kiện nuôi trồng. Nói chung, nếu cây 2 ngày không tưới mà bầu đất vẫn ướt (lấy ngón tay moi đất lên 1 chút thấy còn ẩm nhiều) thì nên thay chất trồng mới thoáng hơn.

Phân bò là thứ Linh Sam rất ưa khi sống khỏe sau 6 tháng- 1 năm sau khi ươm, chỉ nên bón khi Linh Sam đã phát đọt được 3 lần và tập đưa dần ra nắng. Chứ ban đầu cây bị cắt hết rễ, đâu có ăn được gì? Khi đó nó chỉ cần hút nước cầm hơi thôi. Tất cả các loại cây phôi đều như vậy chứ chẳng riêng Linh Sam.

Còn trấu hầm thì có 1 lượng muối nhất định( trước kia ở trên núi hoặc vùng dân tộc khó khăn họ đốt tro, hòa nước vào để lấy muối ăn đó).Nếu bạn không xả mặn thì lượng muối này góp phần làm lột da rễ cây của bạn mà bạn nhầm tưởng là úng rễ do tưới nước nhiều. Tro trấu có tính sát khuẩn nên tốt cho cây phôi mới khai thác.

Mùn dừa thì có chất tanin (chất chát) cũng góp phần vào việc cây không thể ra rễ mà chết.

Vì vậy tốt nhất muốn trồng các chất trên thì phải qua 1 quá trình xử lý hoặc đơn giản nhất là bạn trồng 100% cát, tưới nước thoải mái, chẳng phải lo mặn, chát…. mà cây cứ sống phà phà.

Để bảo quản lũa linh sam, có thể dùng thuốc bôi lũa lime sulphur. Nếu không có điều kiện thì nấu chảy nến rồi quét lên lũa cũng tốt, dù không được đẹp.

Khi mua phôi, làm sao biết cây mới khai thác?

Theo chú Maivinhhy chia sẻ, cây khai thác về trong 2 ngày phải xử lý cho vào bầu cát. Nếu để quá 5 ngày tỷ lệ sống thấp.

Để biết cây có khả năng sống cao hay không, hãy thử tách 1 tí vỏ cây trên đầu vết cắt ở ngọn (nhớ hỏi người bán trước kẻo què tay!). Nếu vỏ cây vẫn xanh nhưng phần lõi gỗ không còn nhơn nhớt và ngả màu vàng rồi thì cây khó sống.

Muốn cho cây ra hoa, khi thấy lá đã già (cứng và có màu xanh đậm hoặc hơi vàng), thì cắt nước vài ngày, tuốt toàn bộ lá, cắt chi, đầu cành không cần thiết, tưới nước và bón phân bình thường. Khoảng sau 15-20 ngày cây ra lá non đồng loạt và có hoa.

Chồi linh sam là món ăn khoái khẩu của lũ chim sẻ. Có 2 cách để trị chúng.

  • Cách 1: Làm mấy con bù nhìn đuổi chim như cách của nông dân họ làm ngoài ruộng. Cách này rẻ tiền, nhược điểm là không an toàn tuyệt đối và dễ đau tim nếu bạn có thú vui ngắm cây về đêm.
  • Cách 2: Bọc lưới thép cả vườn. Cách này an toàn tuyệt đối, lại góp phần chống trộm. Nhược điểm là tốn tiền.

Cũng giống như 1 số loại cây khác, sau khi khai thác về linh sam bị các vết cắt, sửa theo ý của người chơi nên để lại trên thân 1 số thẹo. Nhưng 1 điểm khác với loại cây khác là linh sam mọc mầm rất mạnh quanh vết cắt, 1 số người mới chơi sau khi chọn chi cần lấy thì cắt bỏ hết các chi thừa. Đây là sai lầm nghiêm trọng bởi vì chỗ bị cắt bỏ hết chi thừa sẽ không nhận được nhựa do thân đem đến dẫn tới việc cây bị lột da, mất thầm mỹ cho cây dẫn đến giảm giá trị tác phẩm sau này( mặc dù có thể làm lũa phần bị lột da nhưng là việc bất đắc dĩ)

Vì vậy, ta không nên cắt bỏ quá sát thân, mà chỉ nên cắt chi thừa trên có độ dài khoảng 2cm, trong đó có 1- 2 mắt lá, để cây tiếp tục nuôi nảy mầm tiếp, và nuôi cho mọc, hễ lớn thì ta lại cắt( còn gọi là nuôi dăm) , dù ban đầu ta thấy để như vậy làm xấu cây. Cứ như thế, ta nuôi cây sau khoảng 2 – 3 năm, lúc này các mạch nhựa trong cây đã có sự liên kết với nhau do mầm chính đã lớn, nó đã “thôn tính” luôn cả mạch nhựa của mấy mầm nhỏ luôn, thì lúc đó ta cắt sát luôn thì cây hoàn toàn kg có bị lột da như đã nói. Đã vậy các chi ta nuôi dăm này lại góp phần rất tích cực trong việc nhanh liền vết sẹo ta cắt trước đây, tạo giá trị thẩm mỹ cao cho tác phẩm.

3 cách trồng Linh sam khi mới mua, tùy hoàn cảnh mà bạn chọn cách phù hợp.

Cách 1: Trồng cây vào chậu.

Cứ cho cát xây dựng vào chậu thôi đừng phân gì hết, để 1 miếng ngói hoặc sành vào lỗ thoát nước, có thể kê thêm vài viên sỏi nhỏ để dễ thoát nước. tưới lần đầu thật đẫm, dùng tay lắc nhẹ cây để cát trôi chặt gốc để chỗ có ánh nắng buổi sáng đến 8-9 h và mát tới chiều, mỗi ngày tưới nước 1 lần, cứ như vậy khoảng 3 tuần thì thấy hiện tượng đẩy da chỗ vết cắt, hoặc chỗ bị thương, chỗ ta đục, hơn 1 tháng thì cây sẽ mọc chồi, 6 tháng sau thì thay đất có phân vào và có thể uốn tỉa theo ý rồi

Muốn lấy mầm chơi theo ý thích thì lấy 1 cái đục nhỏ hoặc dao bén, đục 1 lỗ nhỏ hoặc lột 1 ít da nơi ta muốn, bôi keo tránh bị khô vết thương.

Linh sam là giống thích nước nhiều nên ta tưới nhiều 1 chút cũng không sao miễn là ta làm lỗ lù thoát nước tốt là được.

Cách 2: Trồng ra đất.

Nếu các bạn nào sợ trồng vào chậu thường bị úng rễ ( nhất là các chậu nhỏ)thì có thể lấy cát đắp thành 1 cái ụ, trên nền gạnh hoặc xi măng cũng được,nếu là nền đất thì lấy vỏ bao xi măng lót ở dưới( nên cắt 1 lỗ cho thoát nước). Chú ý chỗ mát nhen, trồng cây linh sam vào, tưới nước hàng ngày không sợ thúi rễ vì nếu dư nước thì nước chảy, thấm ra ngoài. Khi cây đã có mầm khoảng 2 gang tay, to gần bằng 1/2 đầu đũa nhỏ thì lấy vòi nước xả trôi hết cát và đưa vào trồng trong chậu bình thường. Tôi cũng đã thử bằng cách này và thấy hiệu quả.

Nên nhớ để chỗ nào đừng cho vật nuôi đào hoặc cắn phá nhen.

Cách 3: Để nguyên bầu.

Cứ để nguyên bầu như mới mua về, chon chỗ mát, dùng gạch hoặc ván quây thành 1 ô để vừa bầu cây, rải trên mặt đất 1 lớp cát dày khoảng 3cm, đặt bầu cây lên trên, tiếp tục lấy cát đổ cao hơn mặt bầu cây 3 cm nữa, và lấp cát cả xung quanh bầu.

Tất cả các cách nêu trên khi làm lần đầu phải tưới thật đẫm nước, còn sau đó hàng ngày tưới 1 lần, kết hợp dùng bình xịt phun sương ướt thân cây (ngày vài lần càng tốt)

Sau khi cây sống, phát đọt 3 lần (lần 1-ngưng, lá già- lần 2, lá già- lần 3 ) thì mới chuyển dần ra nắng. Có một số cây đã có cành rồi mà đem ra nắng vẫn bị chết là ở chỗ này. Trong thời gian đang làm rễ tránh vận chuyển, sang chậu, cắt cành thừa, có thể sử dụng phân bón lá để bổ sung thêm phân cho cây phát triển tốt.

Đối với người mới chơi có tâm lý là, lúc nào cũng thấy cây bị đói, cần cho thêm nhiều phân, cần cho nhiều loại kích thích để cây mau lớn mà không quan tâm đến tỷ lệ, thời gian, liều lượng dẫn tới cây bị bội thực mà chết.

Đây là hình ảnh “công nghệ trồng linh sam trên cát” của maivinhhy – một người cung cấp phôi linh sam trên diễn đàn: 

trồng linh sam
Cách trồng phôi linh sam bằng cát

Đã đụng trên( chi cành, lá) thì đừng đụng ở dưới(rễ), và ngược lại. Nếu mà bạn vừa uốn cành, vừa tỉa lá mà lại vừa thay chậu nữa thì có nghĩa bạn vừa xử tử hình cái cây đó rồi.

Cách xử lý gỗ lũa:

Dùng bàn chải sắt chà sạch phần gỗ mục. Phải cạo cho bằng hết dù có phải làm thủng cả cây đi nữa, bởi cứ để thế sau này khi tưới nước phần gỗ này ngấm nước sẽ làm mục thêm phần gỗ cứng khác. Nhớ làm thật cẩn thận tránh bị gãy các lũa mỏng đẹp.

Sau khi chà sạch thì bôi keo liền sẹo vào mép vỏ cây, đợi khô thì bôi thuốc lũa. Làm vậy để tránh thuốc lũa dính vào vỏ cây gây cháy vỏ, đồng thời sẹo mau lợi da.

Cách chiết cây sao cho rễ đẹp:

Muốn rễ đẹp xòe đều thì chỉ có cách làm từ khi chiết, còn chiết xong rồi linh sam ít nảy rễ con từ chỗ chiết lắm, chỉ có cách ghép rễ. Để chỗ chiết ra nhiều rễ, hãy khoanh vỏ rồi đợi 1 thời gian (tùy sức khỏe cây) cho chỗ khoanh sùi lên thì mới bó bầu, rễ sẽ ra nhiều. Nếu thích có thể ngâm chất bó bầu (rêu, rong, rễ bèo) trong thuốc kích thích ra rễ.

linh sam
Cách thay đất từng phần cho cây linh sam

Cách thay đất:

Đối với linh sam đã sống mạnh và ổn định trong chậu, việc thay đất cắt rễ là cần thiết bởi 2 nguyên nhân:

  1. Rễ cây cũng giống như đường ống nước. Rễ dài vận chuyển dinh dưỡng lên lá khó khăn hơn.
  2. Khi thay đất thường rễ bị dập, nếu không cắt đi có thể bị thối lan vào trong gốc, đặc biệt với điều kiện chăm sóc của linh sam là độ ẩm cao. Việc cắt ngọt rễ cũng giúp rễ non phát ra làm cây sung sức hơn.

Cách thay đất tốt nhất đối với tất cả các loại cây là thay đất từng phần. Ta dùng liềm thọc vào trong đất cắt bỏ 1/4 bầu đất, móc đất ra, lấy dao cắt lại đầu rễ bị dập và bỏ đất mới vào.

Nguồn: Cây Cảnh Việt Nam


Mùa khai thác phôi là từ tháng 2 tới tháng 6 âm lịch, càng gần về tháng 12 tỷ lệ sống càng thấp.

Cây linh sam đẹp: Hình ảnh cây trưởng thành

linh sam

Hình ảnh một cây linh sam đẹp

Cây linh sam đẹp này có nguồn gốc từ TP HCM, tôi được Lê Cao Đạt gửi về qua đường chuyển nhanh xe khách. Đến nay sau gần 1 năm, qua nhiều bước uốn sửa cây đã thật sự trưởng thành.

Kích thước được đo vào tháng 04 năm 2012:
– Đường kính gốc cây khoảng 5 cm
– Chiều cao khoảng 75 cm
– Chọn chậu lục giác, cạnh 20 cm.

cây linh sam đẹp
Xin giới thiệu vài bước chuyển mình của cây linh sam thực tế qua hình ảnh:

– Khi cây còn ở TP HCM (Ảnh Lê Cao Đạt) 07/2011:

linh sam
cây linh sam khi chưa về

– Linh sam về đến Tam Kỳ, được đưa lên bàn… “giải phẩu thẩm mỹ” 09/2011:

– “Giải phẩu” lần 2 (lặt lá, tháo dây…) để đón Tết 2012 – 11/2011:

– Đưa cây lên sân thượng 01/2012:
cây linh sam
– Cây linh sam trưởng thành 04-05/2012 :
Chúc các đồng hữu trồng linh sam thành công!
(Blog Cổ Mai Hoa của Lê Thạnh)

Phân biệt các loại linh sam chơi bonsai

linh sam

Linh sam ngày nay đang được thị trường ưa chuộng, dùng để chơi bonsai và kiến tạo các tác phẩm bonsai đẹp. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một chút về cách phân biệt các loại linh sam để người chơi nắm được và sử dụng vào tác phẩm của mình.

Cây hoa trắng

linh sam
Linh sam hoa trắng lá trung. Nguồn gốc không rõ, hoa to, khá thơm, cánh nở khá căng
linh sam
Linh sam hoa trắng lá nhỏ, được biết có ở các vùng lân cận Sông Hinh. Cây phát triển chậm nhưng cực kỳ siêng bông, hoa trắng tinh, hoa nở căng hết và rất thơm. Màu lá kém xanh hơn bông tím Sông Hinh.
linh sam
Linh sam hoa trắng lá rí. Lá xanh bóng, dài và hơi cong. Siêng bông, bông nhiều nhưng cánh không dày, nở không căng hết, thơm tương đối. Cây phát triển nhanh hơn lá nhỏ bông trắng.
linh sam
Hình ảnh so sánh ba loại linh sam hoa trắng lá trung, lá nhỏ và lá rí

Cây hoa tím

Vô cùng đa dạng và còn nhiều giống chưa được biết đến, bài viết này xin phân biệt theo vùng miền:

linh sam
Linh sam giống Ninh Thuận có chủng lá dài và tròn là phổ biến. Chi cành chóng già nên phát triển chậm. Bông nhiều hay thưa là tuỳ cây, không phải cây nào cũng kém bông, hoa to màu hơi nhạt.
linh sam
Linh sam Hòn Hèo (Nha Trang): lá trung dày cứng, phân cành mạnh, hoa chùm dày, nơ căng và thơm. Lũa kém hơn linh sam Ninh Thuận
linh sam
Linh sam Đèo Cả (Nha Trang): Lá trung gần giống Hòn Hèo, nhưng lá mỏng hơn, màu sắc lá không mạnh mẽ, hoa tương đối
linh sam
Linh sam lá nhỏ Sông Hinh (Phú Yên), siêng hoa, hoa thơm, phát triển đẹp
linh sam
Linh sam lá rí Sông Hinh (Phú Yên)
linh sam
Linh sam La Hai (Phú Yên), lá gần giống Hòn Hèo nhưng dài hơn đôi chút, hoa chùm dày cánh và thơm
linh sam
Linh sam Hoà Quang (Phú Yên), lá mỏng, dài, xoắn kể cả lá già (khác với linh sam lá xoắn là chỉ xoắn khi còn non). Mặt dưới là màu sáng.

Một số loại linh sam ít gặp

linh-sam-la-ri-hat-gao
Linh sam lá rí hạt gạo: thực chất lá cỡ hạt đậu đen, gai nhiều, có hoa, phân nhánh mạnh. Loại này phẩm chất kém nên ít người chơi.
linh-sam-song-hinh-la-cuc-nho
Linh sam Sông Hinh lá cực nhỏ
so-sanh-linh-sam-song-hinh-la-nho-va-la-cuc-nho
So sánh kích thước linh sam Sông Hinh lá nhỏ và lá cực nhỏ
linh-sam-duoi-chon-la-sieu-ri
Linh sam lá siêu rí đuôi chồn, tạm gọi vậy vì kiểu phân lá nhặt, tròn quanh thân, hơi khó chơi vì giống … cỏ quá. Hoa nở chùm như đuôi chồn.
linh-sam-song-hinh-la-sieu-ri
Linh sam lá siêu rí Sông Hinh, phân tàn đẹp, hoa tím to gấp nhiều lần lá, hoa căng hết cỡ, lá dễ coi, tàn đẹp

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc linh sam nên biết!

linh sam

Nhân giống cây linh sam

Cách 1: Trồng linh sam vào chậu

Cứ cho cát xây dựng vào chậu thôi đừng cho phân gì hết, để 1 miếng ngói hoặc sành vào lỗ lù, có thể kê thêm vài viên sỏi nhỏ để dễ thoát nước.

Tưới linh sam lần đầu thật đẫm, dùng tay lắc nhẹ cây để cát trôi chặt gốc để chỗ có ánh nắng buổi sáng đến 8-9 h và mát tới chiều, mỗi ngày tưới nước 1 lần, cứ như vậy khoảng 3 tuần thì thấy hiện tượng đẩy da chỗ vết cắt, hoặc chỗ bị thương, chỗ ta đục, hơn 1 tháng thì cây sẽ mọc chồi, 6 tháng sau thì thay đất có phân vào và có thể uốn tỉa theo ý rồi.

trồng linh sam

Muốn lấy mầm chơi theo ý thích thì lấy 1 cái đục nhỏ hoặc dao bén, đục 1 lỗ nhỏ hoặc lột 1 ít da nơi ta muốn, bôi keo tránh bị khô vết thương.Linh sam là giống thích nước nhiều nên ta tưới nhiều 1 chút cũng không sao miễn là ta làm lỗ lù thoát nước tốt là được

Cách 2: Trồng linh sam ra đất

Nếu các bạn nào sợ trồng vào chậu thường bị úng rễ ( nhất là các chậu nhỏ) thì có thể lấy cát đắp thành 1 cái ụ, trên nền gạnh hoặc xi măng cũng được,nếu là nền đất thì lấy vỏ bao xi măng lót ở dưới (nên cắt 1 lỗ cho thoát nước). Chú ý chỗ mát, trồng cây linh sam vào, tưới nước hàng ngày kg sợ thúi rễ vì nếu dư nước thì nước chảy, thấm ra ngoài.

linh sam

Khi cây đã có mầm khoảng 2 gang tay, to gần bằng ½ đầu đũa nhỏ thì lấy vòi nước xả trôi hết cát và đưa vào trồng trong chậu bình thường.
Cách 3: Để nguyên bầu linh sam

Cứ để nguyên bầu như mới mua về, chon chỗ mát, dùng gạch hoặc ván quây thành 1 ô để vừa bầu cây,rải trên mặt đất 1 lớp cát dày khoảng 3cm, đặt bầu cây lên trên, tiếp tục lấy cát đổ cao hơn mặt bầu cây 3 cm nữa, và lấp cát cả xung quanh bầu.  Tất cả các cách nêu trên khi làm lần đầu phải tưới thật đẫm nước, còn sau đó hàng ngày tưới 1 lần, kết hợp dùng bình xịt phun sương ướt thân .

Cách chăm sóc cây linh sam:

Để cây ra nhiều hoa và nở rộ, người ta thường cắt bỏ hết các gai này và giảm nước cho lá rụng đi, sau đó tưới lại và bổ sung phân nhiều Kali.

Sang chậu và thay đất :

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.

Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.

Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng. Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.

Bón phân:

Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
– 5-10 gam NPK 20-10-10
– 20-30 gam Compomix

Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu.
Phun phân bón lá Đầu Trâu:
– Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
– Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
– Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

Linh sam thời thượng như thế nào?

linh sam

Linh sam trở thành mốt thời thượng: Là loài cây hoang dại, ít người biết đến, nhưng chỉ một lần xuất hiện ở hội hoa xuân, cây linh sam đã được nhiều người chú ý, “săn” tìm và tạo thành cơn sốt chơi linh sam.

Giống cây linh sam nhìn bề ngoài xù xì, khô khan, tạo cảm giác như một vật hóa thạch, tưởng chừng đã chết, nhưng nó vẫn luôn sinh sôi. Chơi linh sam bây giờ không chỉ là nghệ thuật làm đẹp, mà còn là một thứ “mốt” khá tốn tiền hao của.

* Cây “hóa thạch”

“Phong trào chơi cây linh sam ngày một rộ lên. Nhiều người đam mê nó vì vẻ đẹp mộc mạc và cũng không kém phần huyền bí ở màu sắc và hương thơm” – ông Nguyễn Đức Hiển (ngụ xã Bảo Vinh, TX.Long Khánh) mở đầu câu chuyện về thú chơi cây linh sam hiện nay.

Tạo dáng cho cây linh sam. Ảnh: T.HẢI
Tạo dáng cho cây linh sam. Ảnh: T.HẢI

Theo ông Hiển, loại cây cảnh này xuất hiện lần đầu vào năm 2005, tại hội hoa xuân TP.Hồ Chí Minh. Những chùm bông màu tím quyến rũ, những đường lũa (phần gỗ chết dính vào thân cây) ấn tượng ở thân cây đã gây chú ý cho nhiều người xem. Hầu như những ai đến tham quan hội hoa xuân, khi đi ngang qua cây linh sam đều phải dừng lại trầm trồ và ngạc nhiên trước vẻ đẹp của loài cây bonsai này.

Cầm trên tay cây linh sam dáng hạc, ông Hiển nói thêm: “Sau hội hoa xuân năm đó, dân chơi cây cảnh bắt đầu lao vào tìm kiếm nguồn giống cây linh sam. Từ một loại cây rất bình dân, giá thành của linh sam từ đó đã thay đổi. Từ chỗ vài trăm ngàn đồng, linh sam tăng lên giá tiền triệu, chục triệu và bây giờ có cả những cây giá vài trăm triệu đồng”.

Là một trong những người sành chơi bonsai, ông Trần Văn Bảo (ngụ xã Phước Tân, TP.Biên Hòa) cho biết: “Linh sam là loại cây thuần Việt, chỉ có ở vùng núi các tỉnh: Phú Yên, Ninh Thuận…, nơi khí hậu khá khắc nghiệt. Cả một thân cây khô, chỉ riêng một nhánh nhỏ sống, tạo cảm giác nó như một vật hóa thạch, cổ xưa, cái tưởng chừng đã chết, nhưng vẫn luôn trường tồn. Đó là cái hay, đặc biệt của linh sam”.

Từng chơi rất nhiều loại bonsai, nhưng ông Bảo cho rằng, chỉ cây này mới có thể tạo dáng lũa rất đẹp mà không phải cây thân gỗ nào cũng có thể làm được. “Dân mộ cây cảnh chúng tôi gọi vui là cây hóa thạch, vì phần lõi của cây cứng như gỗ sưa, có đường gân, viền rất tuyệt. Muốn có cây mới phải chiết cành hoặc cấy ghép, không thể ươm hạt như loài khác” – ông Bảo nói.

Nói về loài cây này, ông Bảo lý giải các đặc điểm: lâu năm, da mốc, thân quái, rễ kiềng, gốc bồ, cành ngọn… đều hội tụ ở cây linh sam. Ngoài ra, cây còn có đặc điểm khá thú vị, phần lũa có thể chuyển màu nếu có nước thấm vào, tạo thêm phần thú vị khi chiêm ngưỡng. Phần lũa gần như đã hóa thạch nên không bao giờ bị hư hại, mục nát dù ở ngoài trời mưa gió. “Để tăng thêm phần nhìn cho loại cây cảnh này, chúng ta có thể dùng sơn PU phun lên phần lõi của linh sam. Màu “hot” và thích hợp nhất là màu đồng hoặc đen mun. Bên cạnh sự cứng cáp, mạnh mẽ của phần lõi, phần thân vỏ mềm mại hơn, đây là nơi bắt đầu sự sống của linh sam” – ông Bảo tâm sự.

* Phát triển thương hiệu

Để sở hữu những cây linh sam dáng độc và có phần lũa đẹp, người chơi phải bỏ rất nhiều công đi tìm. Trò chuyện với anh Lê Viết Nguyện (ngụ xã Hàng Gòn, TX.Long Khánh), một người chơi chuyên đi “săn” linh sam ở tỉnh Ninh Thuận, mới thấy việc săn tìm linh sam không phải chuyện đơn giản khi người dân đã biết đến giá trị của cây. “Chính vì thế, giờ muốn tìm được những cây lâu năm phải chịu khó đi xa. Đến nay, vườn nhà tôi đã có hơn 300 gốc vừa nguyên liệu, vừa thành phẩm của 4 giống linh sam. Tôi chỉ sưu tầm rồi tạo dáng chúng như một thú chơi tao nhã để thư giãn sau một ngày làm việc, chiêm nghiệm cuộc đời và trải lòng vào thiên nhiên” – anh Nguyện hồ hởi cho biết.

Linh sam còn gọi là sam núi, là loại cây gỗ nhỏ, thân gỗ xù xì, cành nhánh cong queo, hình thù khá đa dạng và có phần gỗ lũa rất quý. Linh sam được nhiều người chơi cây cảnh bonsai ưa thích bởi bộ lá bóng mượt, hoa rất thơm và có sức sống mạnh mẽ trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Theo anh Nguyện, loại cây cảnh này nhìn bề ngoài có vẻ cứng ngắc, nhưng lại dễ chăm sóc. Linh sam mọc ở nơi khô cằn, thân cây có gốc sần sùi và cành thường vặn vẹo có dáng cây cổ thụ. Nhánh cây giòn, dễ gãy nên cần phải uốn từ khi cành còn non. Nếu cây đã chuyển sang màu nâu đen, hoặc ngọn to bằng đầu đũa thì không thể uốn được nữa. “Cây đẹp chủ yếu nhờ phần thân đã được uốn thành dáng sẵn trong tự nhiên, người chơi có thể cho ra hoa vào bất cứ lúc nào tùy theo ý thích. Năm nay, tạo hình con ngựa được nhiều người chú ý và đầu tư công phu, hợp với thị hiếu của khách hàng. Lúc tuốt hết lá, cây khó coi lắm. Nhưng đến khi cây ra nụ, bung hoa và tỏa mùi thơm mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Giờ ai có vài gốc linh sam từ hai chục năm tuổi trở lên là quý hết biết” – anh Nguyện nói.

Khi cây linh sam ngoài thiên nhiên ngày một hiếm, ông Phạm Viết Đệ, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TX.Long Khánh bắt đầu tìm cách nhân giống loài cây này bằng cách mua cây nguyên liệu đem về chiết cành rồi đem cấy với giống linh sam Sông Hinh (thuộc họ với cây linh sam phổ thông). “Vì linh sam Sông Hinh có giá trị cao, được thị trường ưa chuộng, dễ tạo chi, sức sống mãnh liệt dù bị cắt tỉa nhiều. Ngoài tự nhiên hiện nay, giống này hầu như bị cạn kiệt, nên phải nhân giống. Sắp tới, tôi sẽ triển khai mô hình này cho anh em trong Hội Sinh vật cảnh, từ đó khuyến khích họ làm giàu từ chính cây linh sam” – ông Đệ tỏ bày.

Ông Đệ cho biết thêm, nhu cầu chơi linh sam ở thị trường trong nước, cũng như nước ngoài rất nhiều, nhưng chưa có nơi nào nhân giống và xuất bán thành công. Ông đang bắt tay tạo dựng “thương hiệu” linh sam Long Khánh từ những người trong Hội Sinh vật cảnh do ông thành lập.

“Sắp tới, chúng tôi sẽ có một thương hiệu hẳn hoi về cây linh sam. Bởi anh em trong Hội rất nhiều người sở hữu số lượng cây lớn, đủ để nhân giống và cung cấp cho thị trường. Nó là loại cây thuần Việt, sinh trưởng ở vùng khí hậu khắc nghiệt, qua bàn tay, khối óc của người chơi đã trở thành thú vui tinh thần của nhiều người. Giá thành cao, nhu cầu lớn, chắc chắn đây sẽ là cây cảnh “hot” nhất trong thời gian tới” – ông Đệ tâm sự.