Kỹ thuật trồng cây cảnh lá trong môi trường thủy canh

cây cảnh lá
Hiện nay, đời sống vật chất của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội ngày càng đầy đủ hơn thì nhu cầu về giải trí ngày càng tăng, trong đó có thú chơi cây kiểng. Đặc biệt là kiểng lá.

• Kiểng lá không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như một số loại cây trồng khác.

• Bộ lá của kiểng lá rất đẹp, nhiều màu sắc, tuổi thọ của lá dài, chưng bày được quanh năm, phù hợp với việc trang trí trong nhà và phòng làm việc.

Mặc khác, ở Thành phố, muốn trồng cây kiểng, bắt buộc người chơi phải mua đất về để trồng, nhưng việc trồng kiểng trên môi trường là đất thường cĩ những nhược điểm như sau: Việc tìm được đất để trồng cây ở thành phố là rất khó khăn; Trồng trên đất thường khó di dời ( khối lượng lớn, trọng lượng nặng); Trong quá trình chăm sóc, tưới nước và bón phân thường làm cho nhà cửa bị bẩn, hoen ố. Đó là chưa kể đến việc quên tưới nước, dẫn đến cây kiểng sẽ chết; Việc bố trí ở nhưng nơi như tủ, bàn … nơi làm việc rất khó khăn do quá nặng và bẩn (do việc tưới nước gây ra) nên người ta ít chưng bày ở các vị trí đó dù rất muốn.
Nhằm khắc phục những nhược điểm mà kiểu trồng cây kiểng trong môi trường đất gây nên, giúp những người chơi cây kiểng có phương pháp trồng tối ưu, giảm công chăm sóc, giúp môi trường sống sạch đẹp. Xin chuyển giao kỹ thuật trồng cây kiểng lá trong môi trường thủy canh như sau:
Bước 1: Cây giống giâm trong môi trường đất cho ra rễ (số lượng rễ càng cành tốt)
Bước 2: Nhổ cây lên, rữa sạch không còn chất hữu cơ, đất, cắt bỏ những rễ già, khô mục…cho vào nước lã (pH = 6.0 – 6.8), giữ cây trong môi trường nước lã khỏang 7 – 10 ngày. Thường xuyên thay nước để chống trường hợp nước hôi thối.
Bước 3: Pha dung dịch dinh dưỡng như Bảng số 1
Bước 4: Châm dung dưỡng từ từ theo tỷ lệ: Dinh dưỡng: nước lã = 1:10, cho đến khi cây quen dần với mội trường này sẽ tiến hành đổ 100 % dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tốt.
Lưu ý: Trên cơ sở này, mỗi giống có một mức độ thích ứng với nguồn dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, người chơi cần tăng giảm các chất dinh dưỡng sao cho đảm bảo cây sinh trưởng bình thường. Trong quá trình trồng cây trong môi trường thủy sinh, nếu thấy bộ rễ bị thâm đen, có mù thối, cây vàng lá liên tục thì phải bổ sung chất OLC (chất tăng oxy trong nước), liều lượng khỏang 1 – 2g/ 10 lít nước, nhăm giúp hệ rễ của cây hô hấp tốt hơn
Bằng kỹ thuật này, bài trên đã thử nghiệm thành công trên các giống kiểng lá như sau:
Thanh Tâm, Lẽ Bạn, Thuyền Trưởng Vàng, Nhẫn Bạc, Trầu Bà Chân Rít, Trúc Nhật Đốm Vàng, Tay Phật, Kim Phát Tài, Dạ Lan Italia, Trường Sinh, Trầu Bà Pháp, Thái Lan, Việt Nam, Phát Tài Mỹ, Phát Tài Thái Lan, Nguyên Thảo, Dương xỉ Thái Lan…

Bảng số 1: Môi trường nuôi trồng một số lọai kiểng lá

Hóa chất

Liều lượng đảm bảo cho sự

 phát triển của cây kiểng lá

(ml/100L)

Ca(NO3)2 1M

100

KNO3 2M

100

KH2PO4 0.5 M

80

MgSO4 1M

110

K2SiO3 0.1 M

80

FeCl3 50 mM

3

EDDHA (Red) 100 mM

10

MnCl2 60 mM

15

ZnCl2 20 mM

20

H3BO3 40 mM

50

CuCl2 20 mM

20

Na2MoO4 1 mM

10

pH

6.0 – 6.8

Các giống kiểng lá đã thử nghiệm thành công khi nuôi trồng trong môi trường thủy canh: Cau núi, Thin Thanh, Tay Phật, Quân Tử, Kim Phát Tài, Dạ Lan Italia, Trường Sinh, Trần bà Pháp, Thái, Nguyên Thảo

 

Các hệ thống trồng rau thủy canh phổ biến

thủy canh
Hệ thống trồng rau Thủy Canh phổ biến

1-      Thủy canh (WATER CULTURE)

– Hệ thống trao đổi nước là đơn giản nhất và lâu nhất của hệ thống thủy canh.

– Xây dựng nên rất đơn giản theo nguyên lý : tất cả đều trên dung dịch dinh dưỡng nuôi cây , toàn bộ rễ cây cũng trên .

– Một loại máy bơm khong khí sử dụng để cung cấp ô xi cho rễ.

 

2-      Hệ thống Nước lên và xuống định kì ( Ebb & Flow)

–          Khi kích hoạt, dung dịch dinh dưỡng được nhỏ giọt đều theo thời gian đặt sẵn,

–          Các dung dịch được bơm vào khay, khi nào tắt bơm, dung dịch dược hút trở lại bồn chứa. Những phần dug dịch rễ cây ko hấp thụ được sẽ quay ngược lại thùng dung dịch và được chế tạo lại sử dụng sau này.

  • Ưu điểm : Hệ thống này linh hoạt, sử dụng nhiều loại chất trồng khác nhau.
  • Nhược điểm : Nếu không chăm sóc cẩn thận, cây nhanh bị hỏng rễ . rễ có thể khô nhanh khi chu kì nước ngưng. Vì vậy khay chứa nên dung chất giữ nhiều nước hơn : xơ dừa, các chất khác : Rockwool.. được bán nhiều trên thị trường.

 

3-   Hệ thống N.F.T (Nutrient Film Technique)

–          Hệ thống N.F.T có 1 dòng chảy dinh dưỡng liên tục chạy qua các rễ,

–          Cây được đặt trên từng khay, các khay đặt trên 1 rãnh kí nước được gọi là kênh,

–          Hệ thống NFT được dựa trên nền tảng của : độ dốc của kênh, tốc độ dòng chảy, đồng thời cân đối giữa dòng chảy và chiều dài của kênh,

  •      Ưu điểm : rễ cây được tiếp xúc với đày đủ các nguồn cung cấp Ô-xy; nước; và các chất dinh dưỡng. Đây cũng là hình thức Trồng Thủy Canh mang lại hiệu quả cao
  •      Nhược điểm: khó chống lại mức gián đoạn của dòng chạy, chẳng hạn mất điện…

 

4-      Hệ thống Bấc (wick system)

–          chất dinh dưỡng được đặt thùng riêng

–          máy bơm không khí được bơm lên cung cấp ôxy cho cây.

–          Sử dụng các Bấc (vWick) các chất dinh dưỡng được đẩy dần lên trên cây.

Phương pháp này, phải áp dụng những lượng dung dịch lớn, cung cấp cho cây.

 

5-      Khí canh ( Aeroponic System):

–          Phương pháp sử dụng dạng phun sương không khí,

–          Rễ cây được phơi trong không khí và được phun sương bởi dung dịch dưỡng chất.

–          Do tiếp xúc với không khí, nên nếu quá trình bị gián đoạn, rễ dễ bị khô. Đồng thời, thời gian sử dụng hệ thống, phải cài đặt chu kì ngắn : tầm vài giây 1 lần.

Giá thể và cách chế biến hiệu quả trong thuỷ canh

thủy canh

 1- Giá thể: Trong phương pháp thuỷ canh, giá thể được xem như là đất. Tạo thành từ những hỗn hợp của các vật liệu, nhằm giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây, hỗn hợp này được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại (ví dụ như lớp trên là xơ dừa cho rễ, lớp dưới là sỏi để rút nước). Trong hầu hết các hệ thống thủy canh, giá thể rất quan trọng trong giai đoạn hạt gieo nảy mầm và cành giâm ra rễ. Hệ thống càng dùng ít giá thể, vận hành càng dễ dàng và càng đỡ tốn kém.

Giá thể lý tưởng phải có những đặc điểm:

–          Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí.

–          Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH (Help to buffer pH changes over time- pH dung dịch thay đổi thì pH trong giá thể sẽ thay đổi chậm hơn).

–          Thấm nước dễ dàng.

–          Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.

–          Nhẹ, rẻ và thông dụng.

Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, sỏi vụn (cỡ hạt đậu), đất nung xốp, đá trân châu (Perlite, từ điển dịch có thể hiểu nó là một loại đá nhỏ kích thước từ hạt đậu tới hạt mè, màu trắng), đá bọt núi lửa, rockwool(loại vật liệu có nhiều thớ, sợi, rất được các trang trại lớn ở nước ngoài ưa chuộng)…. Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại (ví dụ như lớp trên là xơ dừa cho rễ, lớp dưới là sỏi để rút nước).

Một trong những giá thể được ưa chuộng là xơ dừa (không chứa hoặc chứa mùn dừa), là vật liệu tự nhiên, sau khi hấp khử trùng sẽ là môi trường tốt cho hạt mầm và rễ phát triển mà không sợ bệnh hoặc nấm mốc. Mùn dừa mau phân hủy nên sau khi trồng một thời gian, giá thể chỉ còn xơ dừa.

2- Cách chế biến giá thế từ  mùn dừa, cám dừa :

Dùng 1 trong 2 phương pháp sau:

– Dung dich NaOH 0,1% ngâm trong 5 tiếng đồng hồ sau đó xả sạch; dùng dung dịch vôi sống 5% ngâm trong 24 giờ sau đó xả sạch.

Sau đó đem phơi khô mà sử dụng rất tốt.

– Về xỉ than đá, sau khi đập vụn ( đập vừa tay thôi nếu nặng tay quá hầu như nó sẽ thành bột đó), sau đó dùng cái rây để rây bột, rây bỏ phần quá mịn rồi sử dụng, bạn có thể sử dụng một mình hoặc sau khi rửa sạch, phơi khô bạn nên trôn với cám dừa đã xử lý hoặc với tro trấu với tỷ lệ 1:1

Ngoài ra nếu bạn định trồng rau thì nên dùng giá thể trấu hun là rẻ nhất và tốt nhất.

Kỹ thuật trồng rau sạch bằng hệ thống thủy canh giàn treo

thủy canh giàn treo

Hệ thống trồng rau sạch bằng hệ thống thủy canh giàn treo bao gồm hệ thống ống dẫn chứa dung dịch dinh dưỡng nuôi cây, giỏ nhựa chứa giá thể để cố định cây. Dung dịch dinh dưỡng được bơm vào hệ thống và được hồi lưu về thùng chứa có gắn thiết bị bơm đã cài đặt giờ.

Hệ thống được lắp đặt trong nhà kính hoặc khung treo có tấm lợp trong suốt và ánh sáng có khả năng đi qua từ 75-95% nhằm đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho  cây  phát  triển và nên che chắn xung quanh bằng lưới chống côn trùng màu trắng. Thời gian nuôi trồng 1 lứa rau ăn lá của hệ thống sản xuất này thông thường là 30 ngày.

Các bước trong sản xuất

 Bước 1: Chuẩn bị cây con

  • Chuẩn bị xơ dừa

Sử dụng mùn dừa đã xử lý có độ pH và EC phù hợp cho cây. Ngâm vừa đủ lượng xơ dừa cần thiết trong dung dịch dinh dưỡng. Vắt nhẹ xơ dừa cho ráo nước, sau đó trải nhẹ đều trong khay nhựa đã rửa sạch sao cho có độ thoáng khí cao nhất.

  • Gieo hạt giống

Sau khi chuẩn bị xơ dừa, dùng 1 lượng hạt vừa đủ, rải hạt đều lên xơ dừa. Khi gieo hạt cần phải gieo thưa để cây mọc tốt và không bị thiếu ánh sáng. Hạt sau khi gieo xong, tưới phun sương nước bằng bình xịt, sau khi tưới vừa đủ ẩm, đậy nắp khay và để ở chỗ thoáng, mát trong khoảng 2-3 ngày để hạt nảy mầm tùy loại rau.

  • Chuẩn bị cây mầm

Khi hạt nảy mầm được được 70-90%, dở nắp đậy và cho hạt nảy mầm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nhưng cường độ sáng không được quá cao trong 1 – 2 ngày đầu sau khi nảy mầm. Dùng bình xịt tưới phun sương vừa đủ ướt, tưới nhiều lần trong ngày. Thông thường sau 5-7 ngày tùy theo loại rau cây mầm sẽ đủ tiêu chuẩn để chuyển vào chậu.

  • Chuyển cây vào chậu

Chuẩn bị sẵn mùn dừa đã qua xử lý, sau đó ngâm dinh dưỡng và vắt nhẹ, cho vào các giỏ nhựa chuyên dụng cho giàn rau.  Lựa chọn các cây rau mầm đã phát triển tốt. sau đó cho từ 3-5 cây (tùy loại rau) đã tách ra từ khay rau mầm và chú ý sao cho rễ phải hướng thẳng xuống đáy giỏ và đọt cây phải chỉ vừa đủ cao hơn mặt trên của xơ dừa. Sau đó bổ sung thêm xơ dừa cho đầy giỏ và gạt xơ dừa phía trên cho bằng với mặt giỏ. Cần chú ý, khi bổ sung xơ dừa tuyệt đối không được nhận xơ dừa quá chặt vào giỏ mà chỉ ấn nhẹ tay vừa đủ chặt để xơ dừa không bị rơi.

  • Chăm sóc cây con trong giỏ

Cây sau khi chuyển vào giỏ sẽ được chuyển vào khay xốp có chứa dung dịch dinh dưỡng và để trong điều kiện mát từ 1 – 2 ngày tùy theo loại rau và điều kiện nhà kính. Chuyển các khay chứa các chậu rau đến vị trí có nắng chiếu trực tiếp và chăm sóc trong thời gian từ 7 -10 ngày trước khi cho vào hệ thống giàn.

Bước 2: Chuyển cây lên giàn

Chọn những cây đã được trồng trong chậu khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh sinh lý như vàng lá, đỏ lá hay cây còi cọc kém phát triển hoặc các dấu hiệu bị bệnh như héo lá, đen gốc, đen hay thối rễ, v.v và chuyển lên giàn treo, chú ý không làm cho cây bị gãy, dập lá, hoặc đứt rễ.

Bước 3: Bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống

Tổng số lượng dinh dưỡng cần bổ sung cho 1 hệ thống giàn treo chuẩn gồm 10 ống sẽ cần 1 lượng dinh dưỡng là 240 lít và được chia sẵn thành 4 túi đã hàn kín. Mỗi túi sử dụng cho 1 tuần gồm 3 bịch nhỏ bên trong. Trước khi bổ sung dinh dưỡng cần châm nước cho đầy thùng chứa. Cách thức và thời gian cung cấp dinh dưỡng trong thời gian nuôi trồng như sau:

  • Lần đầu tiên: Sử dụng túi số 1 và bổ sung ngay sau khi chuyển cây con lên giàn bằng cách cắt túi lớn và lấy các bịnh nhỏ bên trong ra, sau đó lần lượt cắt từng bịch và cho vào thùng chứa, khuấy đều và tiếp tục đến bịch thứ hai và bịch thứ ba được thực hiện sau cùng. Sau khi bổ sung hết cả 3 bịch, khuấy nhẹ cho dinh dưỡng hòa tan đều và tốt nhất là mở máy bơm khoảng 30 phút ngay sau đó để dinh dưỡng được phân bố đều trong hệ thống.
  • Lần bổ sung dinh dưỡng thứ 2 được tiến hành sau lần đầu tiên khoảng 7 ngày và sử dụng túi số 2. Cách thức tiến hành bổ sung giống như lần đầu
  • Lần bổ sung dinh dưỡng thứ 3 được tiến hành sau lần thứ 2 khoảng 7 ngày và sử dụng túi số 3. Cách thức tiến hành bổ sung giống như lần trước.
  • Lần bổ sung dinh dưỡng thứ 4 (lần cuối trước khi thu hoạch) được tiến hành sau lần thứ 3 khoảng 7 ngày và sử dụng túi số 4 (túi còn lại). Cách thức tiến hành bổ sung giống như lần trước.

Bước 4: Bổ sung nước cho hệ thống

Trong quá trình nuôi trồng, tùy thuộc vào thời tiết và độ phát triển của cây mà lượng nước trong hệ thống sẽ bị bay hơi, do vậy cứ mỗi 3 ngày cần quan sát và bổ sung thêm nước cho đầy thùng chứa (khoảng từ 4-7 lít/3 ngày) vào buổi sáng để tránh bị cạn nước trong thùng chứa và trong hệ thống. Trong toàn bộ quá trình nuôi trồng hoàn toàn không sử dụng bất kỳ chế phẩm phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật nào khác. Nguồn nước sử dụng để pha dung dịch dinh dưỡng và nước bổ sung cho hệ thống giàn rau trong suốt thời gian nuôi trồng là nước sạch không qua bất cứ quá trình xử lý thêm nào khác.

Bước 5: Thu hoạch rau

Cây  được  thu  hoạch  thường  sau  khi  trồng  từ  4-5  tuần  tuổi  tùy  thuộc  vào  từng  loại  rau.  Thu hoạch vào buổi sáng (trước 9:00) hoặc buổi chiều (sau 16:00) để tránh cây khỏi bị héo khi thu hoạch. Có 2 phương pháp thu hoạch như sau:

Cách 1: Thu hoạch liên tục (cắt tỉa lá trong quá trình cây phát triển)

Đối với các loại rau cải và rau xà lách, khi cây đã đủ lớn, dùng dao hoặc kéo cắt tỉa những lá đã đủ lớn để sử dụng và để lại một số lá non (4-5 lá tùy theo loại rau) để cây quang hợp và tiếp tục phát triển.

Đối với các loại rau có thân như rau dền, rau muống, rau húng và rau quế, v.v. khi thu hoạch dùng dao hoặc kéo cắt ngang hoặc tỉa những cành đã đủ lớn để sử dụng và và đồng thời tỉa gốc cho gọn để cây tiếp tục phát triển tốt. Còn đối với rau hành, hẹ chỉ cần cắt ngang sát gốc là được.

Riêng đối với rau muống, khi thu hoạch lần 2 trở đi, Quý khách phải cắt bỏ bớt phần rễ để khỏi bị hỏng giỏ và tránh tình trạng làm hạn chế dòng chảy của dinh dưỡng trong ống do rễ quá nhiều.

Chú ý: Sau khi thu hoạch, nên vệ sinh giỏ rau cho gọn, sạch và cắt bỏ những phần bị hư hỏng, và không cần thiết để cây phát triển tốt hơn.

Cách 2: Thu hoạch nguyên giỏ (cắt ngang gốc)

Khi thu hoạch nguyên giỏ cần tiến hành như sau: Lấy giỏ rau muốn thu hoạch ra khỏi hệ thống, cắt ngang gốc từng cây.Tuyệt đối không được chuyển lại vào hệ thống các giỏ rau khi đã cắt ngang 1 hoặc 2 cây (còn lại 1 hoặc 2 cây) vào hệ thống vì khi cây đã bị cắt ngang, phần gốc còn lại và rễ sẽ bị chết, do vây nếu chuyển vào hệ thống sẽ làm hỏng dung dịch dinh dưỡng và đồng thời lây bệnh cho các cây còn lại trong hệ thống.

Bước 6: Xử lý giỏ sau thu khoạch rau

Giỏ rau sau khi thu hoạch được lấy xơ dừa ra khỏi giỏ, loại bỏ những  rễ  bám  quanh  giỏ,  rửa  sạch  giỏ  bằng  nước  và  sau  đó  bảo  quản  giỏ  ở  chỗ  mát.  Trong trường hợp chưa có giỏ rau mới để thay giỏ rau đã thu hoạch vào hệ thống thì cần phải sử dụng giỏ đã rửa sạch cho vào hệ thống để hạn chế sự bốc hơi nước và đồng thời ngăn chặn ánh sáng chiếu vào dung dịch, tạo điều kiện cho rêu phát triển trong hệ thống.

Chú ý: Tuyệt đối không được để nguyên giỏ cây sau khi thu hoạch trong hệ thống  sẽ làm hỏng dung dịch dinh dưỡng và đồng thời lây bệnh cho các cây còn lại trong hệ thống

 Bước 7. Vệ sinh hệ thống

Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý làm vệ sinh toàn bộ hệ thống sau mỗi 3 tháng. Khi vệ sinh cần vệ sinh bên trong lẫn ngoài các ống nhựa, các ống nối, thùng cấp chứa và máy bơm, đồng thời thay toàn bộ nước cũng như dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Nếu để lâu cây sẽ phát triển chậm, đồng thời xơ dừa từ hệ thống sẽ tập trung vào thùng chứa quá nhiều và làm cho máy bơm bị tắc và dễ bị hỏng.

Làm đẹp không gian cây kiểng thủy canh

thủy canh giàn treo
Thật tuyệt vời nếu không gian nhà bạn được trang trí với những bình hao và cây cảnh tạo cho chúng ta một cảm giác dễ chịu sau một ngày làm việc mêt mỏi được ngắm những bông hoa đang hé nở hay chậu cây cảnh xanh trong nhà.

Khi trồng với số lượng thích hợp cây xanh sẽ phát huy tác dụng đem đến sự tự nhiên cho không gian nhà ở, văn phòng, tạo cảm giác tươi mới, thanh bình. việc trồng cây trong không gian sống là cần thiết và mang đến nhiều lợi ích cho môi trường cũng như con người.

Làm đẹp không gian nhà bạn với hoa và cây kiểng thủy canh

Nhưng hiện nay cây xanh, hoa kiểng chủ yếu được trồng trong đất. Bên cạnh những lợi ích mà chúng mang lại, chúng ta bắt gặp những nhược điểm khó tránh khỏi. Vấn đề chăm sóc cây luôn đi kèm với việc tưới nước hàng ngày. Điều này gây bất lợi cho những người muốn trang trí cây ở những nơi sang trọng sạch sẽ vì sợ lượng nước tưới quá dư thừa sẽ gây mất vệ sinh, hoặc ngược lại cây sẽ héo khô vì thiếu nước. Hay có nhiều người thì quá bận rộn với công việc, không có nhiều thời gian chăm sóc cây cảnh hoặc họ phải đi công tác một thời gian dài. Khi về đến nhà, cây cối có thể đã bị chết vì thiếu nước. Bên cạnh đó việc không biết cách chăm bón phân hay bón phân không đúng cách, đúng liều lượng cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của cây, gây ô nhiễm môi trường xung quanh ảnh hưởng tới sức khoẻ . Vì sợ những điều này nên hầu hết mọi người đều rất ít trang trí cây kiểng trong những môi trường sạch sẽ sang trọng hay có trẻ nhỏ.

Làm đẹp không gian nhà bạn với hoa và cây kiểng thủy canh

Để khắc phục tất cả các vấn đề trên nhiều công trình nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp thuỷ canh vào việc trồng cây kiểng, đem đến cho chúng một môi trường sống mới: trong nước. Cây kiểng trồng trong nước loại bỏ hầu hết tất cả các nhược điểm mà cây trồng trong đất vấp phải. Bên cạnh đó chúng được đặt trong các bình thuỷ tinh nhỏ nhắn, trong suốt giúp tiết kiệm không gian, và đem lại một vẻ đẹp trọn vẹn của thiên nhiên giúp chúng ta có cách thưởng thức thiên nhiên hoàn toàn mới. Dùng cây kiểng trồng trong nước để trang trí cho không gian sống hay nơi làm việc là một trong những cách tiết kiệm thời gian mà đem lại hiểu quả thẩm mỹ cao, sự sang trọng sạch sẽ và đặc biệt có thể mang cả thiên nhiên vào không gian kín. Với một chậu cây thủy cảnh bạn luôn có thể làm mới chúng bằng cách bỏ thêm vài viên bi với nhiều màu sắc , hình dạng và kích thước vào trong chậu thủy tinh.  Cây kiểng trồng trong nước rất dễ chăm sóc. Ngay cả người không biết trồng cây cũng có thể chăm sóc được. Cây sống trong môi trường nước nên chúng ta chẳng phải tưới nước hàng ngày. Vì thế dù chúng ta có đi làm xa, hay đi du lịch vài ngày cũng không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của cây.

Làm đẹp không gian nhà bạn với hoa và cây kiểng thủy canh

Cây kiểng trồng trong nước không những giúp bạn quan sát được thân, lá, hoa, quả của cây, mà còn cho thấy được hình dạng của bộ rễ. Bộ rễ của cây cũng giống như các cơ quan khác của cây, cũng đa dạng và đầy màu sắc. Chúng ta không thể nào nhìn thấy được điều đó cho đến khi chúng được trồng và phát triển trong nước. Thông qua những chậu, những bình thuỷ tinh trong suốt nhiều dáng vẻ và sang trọng, chúng ta sẽ dễ dàng khám phá được những vẻ đẹp tiềm ẩn từ thiên nhiên. Chúng ta sẽ nhìn thấy những bộ rễ với muôn màu muôn vẻ, phát triển và biến đổi hàng ngày, chẳng bao giờ gây nhàm chán cho người thưởng thức, mà còn đem lại cảm giác thư giãn thú vị và thoải mái.

Trồng cây kiểng trong đất thường gây ô nhiễm do tưới nước, bón phân…rơi vãi ra nền nhà làm cho nhà bạn không sạch sẽ. Trong đất còn có sâu hại hay cỏ dại sinh sôi nảy nở ảnh hưởng đến giá trị thưởng thức cây. Ngược lại cây kiểng trồng trong nước rất sạch, loại bỏ hầu hết sự phá hoại của sâu bọ. Bên cạnh đó chúng còn thân thiện với môi trường xung quanh do không dùng bất kỳ loại phân bón nào nên rất an toàn trong môi trường có trẻ nhỏ sinh hoạt, chẳng những thế chúng ta có thể kết hợp vừa trồng cây và nuôi cá cảnh trong các bình thủy tinh. Hãy để cho những đứa trẻ của bạn có thể phát huy khả năng tìm tòi và học hỏi từ thiên nhiên ngay trong không gian của mình.

Trồng cà chua theo phương pháp thủy canh

thủy canh

Trồng cà chua theo phương pháp thuỷ canh

Đó là cách trồng cà chua cực đẹp của nông dân Nguyễn Văn Đẹp, 52 tuổi, ở ấp Bến Liễu, Phú An, Bến Cát, tỉnh Bình Dương trồng trên diện tích 2.000 m2 theo phương pháp thủy canh.

Khi bước chân vào vườn cà chua rộng 2.000 m2 của ông Nguyễn Văn Đẹp, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì vườn cà chua quá lạ mắt! Những thân cây cà chua thẳng, ít cành ngang, được định hướng chạy xiên nghiêng một góc khoảng 40 độ so với mặt đất.

Khác hẳn cà chua thông thường, những chùm cà trồng theo phương pháp thủy canh ấy có độ bóng sáng và tùy theo mỗi giống cà chua khác nhau mà trái cà chua có những kích cỡ lớn nhỏ, hình dáng tròn dẹp hoặc phân khía thành các múi khác nhau… Trong đó, kích cỡ lớn nhất là trái cà chua có nguồn gốc của Nhật, Israel, nhỏ nhất nhưng lại dính chùm đẹp mắt là cà chua giống của VN.

I. Sạch tuyệt đối

trồng cà chua

– Yếu tố quyết định sự thành bại của phương pháp trồng cà chua mới này chính là sự cách ly tuyệt đối với môi trường bên ngoài. Vật dụng cách ly phía trên mái là tấm bạt nhựa màu trong suốt, hoàn toàn kín. Bốn bên được vây quanh bởi lớp lưới dày, bảo đảm không một loại côn trùng nào có thể lọt vào…

“Tạo môi trường trồng rau sạch ở mức tuyệt đối này chính là nguyên tắc hoàn toàn khác biệt để cho ra đời sản phẩm cà chua sạch và an toàn tuyệt đối” – ông Đẹp cho biết.

Một điều đặc biệt nữa là ngay tại cửa ra vào vườn cũng được thiết kế có một phòng trống hình chữ nhật có diện tích hẹp, để lỡ khi có côn trùng theo người lọt vào thì vẫn chưa “lạc” thẳng vào vườn rau gây hại mà sẽ dừng lại để bị “xử lý” ngay tại phòng này.

Ngoài ra, hệ thống nước tưới của vườn hoàn toàn tự động theo hình thức ống dẫn “tiêm” trực tiếp xuống gốc cây. Điều đáng lưu ý là kèm với nước chính là lượng phân bón đã được hòa tan với nồng độ thích hợp.

Đây là phương pháp giúp vườn rau không có mùi của phân bón mà thay vào đó toàn khu vườn toát lên mùi thơm dịu mát của những trái cà chua chín, mùi ngai ngái nồng của lá cà chua xanh mởn…

Ông Đẹp cho biết thêm hiện vườn cà chua của ông đang cho thu hoạch mỗi ngày hơn 200 kg. Giá bán tại chợ khoảng 8.000 đồng/kg, cao gấp đôi cà chua Đà Lạt nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng chọn mua vì sự nổi trội về hình thức và chất lượng.

II. Hành trình của ông Đẹp

Đang làm nghề sửa chữa điện xe gắn máy tại thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương nhưng chỉ một lần nghe lời rủ rê của người em trai bên Úc, ông đã trở thành một nông dân thực thụ khi quyết tâm bỏ công bỏ của ra làm thí nghiệm mô hình sản xuất cà chua theo công nghệ Úc (phương pháp thủy canh).

“Lúc đó tôi nghĩ mình cần là người tiên phong. Nếu thành công thì mình sẽ là người phổ cập thứ công nghệ trồng cà chua này cho bà con nông dân”- ông Đẹp cho biết.

Quá trình thí nghiệm của ông với cây cà chua không thể kể hết những gian nan! Những sai sót nhỏ nhặt nhất, như lần ông sơ ý để một con bướm bay vào vườn đã gây hậu quả là phải phá bỏ toàn bộ vườn cà chua đang cho thu hoạch.

Bởi trong môi trường cách ly, những con sâu được sản sinh từ con bướm này phát tán nhanh đến độ chỉ sau một – hai ngày, lượng sâu đã đan kín mặt đất… khiến ông buộc phải cho tiêu hủy toàn bộ khu vườn.

Sau sự cố đó, vườn ông Đẹp còn thêm hai lần nữa phải tiêu hủy hoàn toàn do sự phát sinh bệnh nấm và đốm lá… nguyên nhân là do mấy cơn bão lốc đã hất tung mái che làm mưa gió đổ xuống khu vườn.

trồng cà chua

Tính đến thời điểm này, việc bán trái cà chua của ông vẫn chỉ mang tính chất chào hàng và thăm dò thị trường chứ không nhằm mục đích thu hồi vốn. Bởi lẽ, so với số vốn bỏ ra hơn 500 triệu đồng ban đầu, cộng số vốn phát sinh do bị hư hại liên miên… thì việc mỗi ngày bán ra vài trăm ký cà chua là không thấm vào đâu. Và “so với mục tiêu phấn đấu đạt năng suất chuẩn của vườn hơn 400 tấn/ha, thì với mức thu 200 kg mỗi ngày trên diện tích 2.000 m2 hiện tại mới chỉ là “bước khởi đầu”, cần có thêm thời gian để tôi tiếp tục thử nghiệm, tiếp tục nghiên cứu… chưa tính đến chuyện lỗ lãi ở đây!” – ông Đẹp cho biết.

III. Nông dân cũng cần năng động

– Bản tánh hiền hòa, bỗ bã khi nói cười, chân thành trong câu chuyện… nhưng cũng chính ông lại rất rành rọt về các ứng dụng của khoa học công nghệ thông tin vào việc trồng cà chua và “độc chiêu” là ông cũng rành rẽ cả việc thông thương mua bán, trao đổi thông tin về giống qua mạng Internet. Hai ngày một lần, ông chụp hình cây cà chua gửi qua Úc, nhìn những hình ảnh của ông những người làm kỹ thuật ở Úc sẽ hiểu là cây đang cần chất gì, bao nhiêu phần trăm… để có những điều chỉnh giúp ông tìm ra công thức chăm bón hiệu quả nhất.

“Mình không thể rập khuôn mô hình bên Úc được. Mà tôi cũng sợ nhất là sự áp dụng rập khuôn vì như thế sẽ làm triệt tiêu sự sáng tạo của bản thân mình.

Nông dân cũng cần năng động và sáng tạo chứ!” – ông chân tình. Những sáng tạo của ông là việc thử nghiệm với nhiều loại giá thể như mùn cưa, tro trấu, xơ dừa… và những thử nghiệm này cũng đã cho ông được những đúc kết có giá trị.

Về giống cà chua, ông cũng đang trong quá trình thử nghiệm với hơn 20 loại giống của 20 quốc gia trên thế giới đã được ông mua thông qua Internet… và đương nhiên mỗi loại giống cũng đã cho ông có được những kết luận cho riêng mình…

Đặc biệt, trong quá trình thí nghiệm hiện tại ông vẫn quan tâm đến việc “sáng chế” những công cụ vật dụng có thể thay thế việc nhập thiết bị nhằm giảm thiểu những chi phí đầu tư ban đầu.

Chẳng hạn, ông đã chế tác thành công những bình tưới nước nhỏ giọt thay cho hệ thống ống dẫn nước tiêm xuống gốc cà chua vốn là một yếu tố đầu vào chiếm nhiều vốn nhất. Rồi ông cũng khuyến khích việc sử dụng hệ thống khung vườn bằng cây tre, gỗ… thay vì khung sắt…

Được biết, sắp tới đây Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Bình Dương kết hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Bến Cát sẽ chọn vườn cà chua của ông để thực hiện đề án trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Dương.